Bảo vệ đôi tai và sức nghe như thế nào?

Tai của bạn luôn trực chờ rủi ro tổn thương rất cao. Làm việc trong nhà máy ồn ào cũng đủ làm tổn thương thính giác của bạn và tăng nguy cơ giảm thính lực. Nghe nhạc quá lớn bằng headphone hay tai nghe cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất chính là việc quên kiểm tra thính lực cùng khám sức khỏe định kỳ. Vấn đề sức khỏe của đôi tai diễn ra âm thầm khiến bạn bỏ qua những diễn tiến nhỏ nhất. 

Giảm thính lực không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Nhưng để giảm rủi ro và giữ cho đôi tai của chúng ta khỏe mạnh nhất có thể, chúng ta các bước đơn giản và dễ thực hiện sau: 

1. Biết khi nào xung quanh bạn quá ồn ào 

Nếu bạn phải hét lên để được ai đó ở gần nghe thấy hoặc nếu bạn khó nghe thấy họ qua tiếng ồn xung quanh, thì có nghĩa là xung quanh bạn quá ồn. Một tiếng ồn quá lớn nếu bạn nghe thấy đau tai hoặc sau khi rời khỏi đó tai bạn có tiếng ù hay tiếng reng.

Âm thanh được đo bằng decibel (dB) và bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại cho tai nếu bạn tiếp xúc với âm thanh đó trong thời gian dài. Một số ví dụ về âm thanh trên 85dB là âm thanh của: 

– Động cơ xe máy; 

– Nghe nhạc ở mức âm lượng tối đa qua tai nghe;

– Máy sấy tóc

– Hoặc âm thanh của máy bay cất cánh…

Nếu có thể, hãy cố gắng hạn chế lượng thời gian bạn dành cho những loại âm thanh này để bảo vệ đôi tai của bạn khỏi bị hư hại lâu dài. 

2. Bảo vệ đôi tai của bạn bằng nút tai (và thường xuyên nghỉ ngơi) 

Nếu bạn phải ở gần nơi có tiếng ồn lớn, hãy nhớ bảo vệ tai của bạn khi bạn ở đó. Ví dụ: nếu bạn làm việc trong nhà máy, hãy đeo nút tai khi làm việc gần máy móc ồn ào. Bạn cũng nên nghỉ ngơi sau tiếng ồn lớn sau mỗi 15 phút. 

Nếu bạn chuẩn bị tham dự một buổi hòa nhạc, đừng đứng cạnh loa và cân nhắc việc đeo nút tai của nhạc công. Nút này đủ khít để giảm âm lượng nhưng vẫn nghe được nhạc.

3. Giảm âm lượng 

Hầu hết thanh thiếu niên (và thậm chí nhiều người lớn) thích nghe nhạc ở âm lượng lớn qua tai nghe hoặc trên xe hơi. Thật không may, đây là một trong những cách thường gặp nhất làm hỏng thính giác. Thậm chí có thể dẫn đến việc phải sử dụng thiết bị trợ thính suốt đời. Giảm âm lượng nhạc bạn đang nghe cho đến khi ở mức âm lượng thoải mái, an toàn là một cách tuyệt vời để bảo vệ đôi tai của bạn khỏi bị hư hại. 

4. Kiểm tra thính lực

Cuối cùng, đừng quên phần quan trọng này, bạn nên kiểm tra thính lực ngay khi có dấu hiệu như nghe lúc được lúc không, tiếng được tiếng mất.

Kiểm tra thính lực tại phòng khám thính lực gần nhất. Bạn có thể tìm được phòng đo trong các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên Tai – Mũi – Họng. Hoặc tìm đến các cửa hàng Trợ Thính Quang Đức gần nhất.

https://www.quangduc.vn/lien-he/

Bạn có thể làm bài kiểm tra trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Lưu ý, thông tin của ứng dụng chỉ có tính chất tham khảo. 

Bạn có thể kiểm tra thính lực nhanh trong trang này. Có 2 hình thức trắc nghiệm và ứng dụng.

https://www.quangduc.vn/kiem-tra-thinh-luc/

Thính giác của bạn rất quan trọng để sống một cuộc sống trọn vẹn, an toàn và hạnh phúc. Vì vậy hãy nhớ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ sức khỏe của đôi tai của mình.

Tham khảo thêm:

4 LÝ DO NÊN ĐO THÍNH LỰC TẦN SỐ CAO

CĂNG THẲNG CAO ĐỘ DẪN ĐẾN MẤT THÍNH LỰC

“LÃO HÓA” THÍNH LỰC VÌ TIẾNG ỒN

THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

TẠI SAO CÓ NHIỀU NAM GIỚI BỊ KHIẾM THÍNH HƠN NỮ GIỚI?

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 – Phần Mềm Đọc PDF Số 1 Hướng dẫn Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí