Con hay bứt thiết bị trợ thính, phụ huynh cần làm gì ?
Để giữ cho trẻ đeo thiết bị trợ thính là một trong những thử thách rất lớn đối với các bậc phụ huynh khi trẻ bắt đầu đeo thiết bị trợ thính. Đặc biệt là các trẻ nhỏ.
Thời gian đầu, Con hay bứt thiết bị trợ thính ra khỏi tai hoặc khóc, tỏ vẻ khó chịu không chịu mang. Hành động bứt máy rất nhanh mà ba mẹ khó phản ứng kịp.
Nguyên nhân:
– Do bé chưa quen có vật gắn ở trên tai hoặc trên đầu (vì ngay chính bản thân mình cũng thử đeo núm tai, thời gian đầu rất khó chịu huống gì là trẻ nhỏ, ba mẹ có thể trải nghiệm những thứ đơn giản nhất có thể để hiểu con hơn).
– Do bé không thoải mái với cách hiệu chỉnh thiết bị trợ thình, quá to hoặc quá nhỏ so với trẻ.
Giải pháp:
– Ba mẹ có thể để trẻ làm quen dần với thiêt bị bằng sự kiên nhẫn, kiên trì hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của trẻ tới một vật, một hiện tượng khác.
– Chọn lúc trẻ cảm thấy thoải mái dễ chịu như đang ti mẹ, đang chơi,… để đeo thiết bị cho trẻ. Trước khi đeo máy cho trẻ hãy dùng gel bôi trơn núm tai để giúp dễ đeo hơn tránh làm trẻ đau.
– Ba mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng và hát cho trẻ nghe với khoảng cách gần. Con cần sự đồng hành của gia đình.
Bên cạnh đó:
– Ba mẹ nên sử dụng bao len, BTE clip… để giữ thiết bị trên tai trẻ đề phòng khi trẻ bứt máy trợ thính ra có thể bị rơi hỏng hoặc mất.
– Nếu con vẫn liên tục bứt máy, và ba mẹ cảm thấy con không thoái mái, ba mẹ hãy đến tìm gặp chuyên gia thính học để được tư vấn xem cách hiệu chỉnh máy cho con đã phù hợp chưa, có quá to hay quá nhỏ không. Núm tai có vừa vặn với tai con không, con có bị đau trong ống tai không. Vì trẻ nhỏ chưa thể nói được rằng chúng có thoải mái hay không nên hãy nhờ chuyên gia thính học của bạn kiểm tra và đánh giá giúp. Nếu tất cả những điều này vẫn ổn, thì ba mẹ hãy tiếp tục kiễn nhẫn với con.
Các phụ huynh có những cách nào hay hơn xin hãy chia sẻ thêm.
Chị Đỗ Thị Thu Thủy – phụ huynh của một trẻ khiếm thính học hòa nhập
https://www.facebook.com/nana.candy.81194
>>>Tìm hiểu thêm: