4 lý do nên đo thính lực tần số cao

4 lý do nên đo thính lực tần số cao

4 lý do nên đo thính lực tần số cao

Mặc dù có nhiều chứng minh cho thấy sự cần thiết của phép đo tần số cao mở rộng, nhưng nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn chỉ giới hạn đo thính lực ở tần số thông thường (125 – 8000 Hz). Việc cho kết quả nghe bình thường trong phép đo tần số cao mở rộng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể nghe được cuộc trò chuyện trong môi trường ồn ào. Nếu không, việc giao tiếp trong môi trường này sẽ gặp nhiều trở ngại.

Hầu hết những người trẻ khỏe mạnh có phạm vi thính lực đạt tới 20.000 Hz; vậy nên phép đo tần số cao mở rộng (EHF) có phạm vi đo từ 9.000 đến 20.000 Hz.

Phép đo thính lực EHF đo phạm vi tần số mở rộng và đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tác dụng phụ của một số thuốc gây hại đến thính giác người dùng. Tuy nhiên, lợi ích của phép đo EHF không chỉ dừng lại ở đó. Dưới đây là 4 lý do tại sao mọi người nên đo EHF trong quy trình kiểm tra thính lực hàng ngày.

1. Đo thính lực EHF có giá trị cao trong việc phát hiện sớm tổn thương thính giác do tác dụng của thuốc

Đo thính lực EHF hữu ích trong việc phát hiện sớm giảm thính lực ở những người đang được điều trị bằng những loại thuốc gây tổn thương thính giác. Chúng bao gồm aminoglycoside, phương pháp điều trị hóa trị có nguồn gốc bạch kim và cisplatin, đây là loại thuốc có nguy cơ cao nhất làm tổn thương thính giác. Những loại thuốc này có khả năng gây mất thính lực vĩnh viễn, đó là lý do tại sao các bác sĩ lâm sàng nên tiến hành đo thính lực EHF trên các cá nhân đang sử dụng các loại thuốc nói trên.

Đáng chú ý là tác dụng gây tổn thương thính giác của các thuốc không kê đơn, chẳng hạn như Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này có thể gây giảm thính lực cho người dùng. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng thường không theo dõi thính lực của những người sử dụng các thuốc này (có thể do bệnh nhân không tiết lộ việc họ uống thuốc). Đó là lý do nên chú trọng việc đo thính lực EHF ở mọi phòng khám để đảm bảo phát hiện sớm tình trạng giảm thính lực.

2. Đo thính lực EHF nhạy hơn so với Đo thính lực thông thường trong việc phát hiện giảm thính lực do tiếng ồn.

Mặc dù có rất ít tài liệu thể hiện rằng phép đo EHF có thể phát hiện sớm giảm thính lực do tiếng ồn (NIHL). Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu đã được công bố cho thấy phép đo EHF là công cụ tối ưu để phát hiện sớm NIHL.

Các nghiên cứu này bị hạn chế bởi một số vấn đề về phương pháp, chẳng hạn như số lượng người tham gia nghiên cứu thấp nên dữ liệu vẫn chưa được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, nhìn vào tất cả các kết quả của các nghiên cứu tổng hợp được, có một sự thống nhất chung đó là phép đo thính lực EHF khá nhạy để phát hiện NIHL. Do đó, đo EHF là một biện pháp tầm soát thính lực hữu ích cho những cá nhân tiếp xúc nhiều với tiếng ồn trong môi trường làm việc. Từ đó tư vấn thêm thông tin về việc sử dụng các thiết bị chống ồn và tránh môi trường ồn ào.

 

>>> tìm hiểu thêm: XỬ LÝ NHANH CÁC SỰ CỐ MÁY TRỢ THÍNH

3. Giảm thính lực ở tần số cao hơn (và trong khoảng EHF) có thể dẫn đến khó hiểu lời nói trong môi trường nhiều tiếng ồn.

Khoảng tần số từ 300 đến 4000 Hz được xác định là phạm vi cực kỳ quan trọng để hiểu lời nói. Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng dải tần số đàm thoại của giọng nói con người nằm trong khoảng từ 250 đến 3000 Hz. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một số âm vị nằm trong khoảng từ 4000 đến 8000 Hz, hoặc thậm chí ở tần số cao hơn, đặc biệt là trong các phụ âm phát ra tiếng. Do đó, để đảm bảo khả năng nghe tối ưu cho mỗi cá nhân, việc phát hiện và kiểm soát giảm thính lực bằng phép đo EHF là rất quan trọng.

 

>>> tìm hiểu thêm: KHÔNG PHẢI CỨ ĐIẾC LÀ TÙY TIỆN DÙNG MÁY TRỢ THÍNH

4. Đo thính lực EHF có thể giúp phát hiện giảm thính lực tiềm ẩn.

Nhiều bệnh nhân đến phòng khám phàn nàn về tình trạng khó nghe hoặc ù tai mặc dù có ngưỡng nghe trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, khi tiến hành đo thính lực EHF cho những bệnh nhân này cho thấy giảm thính lực đáng kể ở tần số vượt quá 9000 Hz. Các nhà nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng khi giảm thính lực ở tần số đo EHF, thì thính lực trong khoảng tối ưu cũng vậy. Sự giảm thính lực này có thể giải thích được (hoặc một phần) chứng ù tai và khó nghe.

Cách thực hiện như thế nào ?

“Nếu máy đo thính lực hiện tại của bạn chưa có tính năng này, thì đã đến lúc để nâng cấp chúng.

Khi tìm mua một máy đo thính lực, hãy mua máy có khả năng nâng cấp tính năng. Một máy đo có đầy đủ các tính năng bạn đang cần và cũng cho phép bạn nâng cấp tính năng mà không phải mua máy đo mới.

Trong trường hợp này, bạn cần chọn máy đo có khả năng đo lên đến 16 kHz.

Hiện tại, công ty trợ thính Quang Đức phân phối một số dòng máy đo thính lực đã bao gồm tính năng đo EHF hoặc có thể được nâng cấp để đo EHF bất cứ lúc nào, chẳng hạn: Máy đo thính lực AC40, AD629 (Interacoustics); MA 41, MA42 (Maico)…..”

Cách thực hiện như thế nào ?

Hãy nghiên cứu sử dụng đo thính lực EHF và chia sẻ thông tin này với đồng nghiệp, khách hàng hoặc các đơn vị có liên quan.
Dựa trên tất cả các lý do đã đề cập ở trên, đo EHF nên được thiết lập như một phần bình thường của quy trình kiểm tra thính lực. Điều này giúp tăng độ chính xác của phép đo và cho kết quả điều trị bệnh nhân tốt hơn trong thời gian sắp tới.

 

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.