Hỏi đáp thường gặp về thiết bị trợ thính và chăm sóc sức nghe
Đây là chuyên mục tham khảo những thắc mắc bạn có thể gặp liên quan đến:
Ngoài ra, chúng tôi cũng giải đáp những thắc mắc về chăm sóc thính lực để giúp bạn có sức nghe khỏe mạnh. Có lẽ sẽ không đủ câu hỏi để bao quát nhiều vấn đề khác nhau, nếu có thắc mắc đừng ngần ngại chat trực tiếp hoặc gửi email cho chúng tôi trong trang liên hệ. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể!
MÁY TRỢ THÍNH
Những dấu hiệu nhận biết trẻ nghe kém?
Khi trẻ có một trong những biểu hiện sau, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán để có giải pháp can thiệp sớm.
– Không giật mình khi nghe những âm thanh lớn.
– Không phân biệt được âm thanh đến từ đâu. Những trẻ 5, 6 tháng tuổi có thính lực bình thường thì thường quay đầu hoặc đảo mắt để tìm hướng âm thanh phát ra, ngược lại với trẻ nghe kém thì không có biểu hiện này.
– 6 tháng tuổi mà vẫn không có biểu hiện, phản ứng gì với âm thanh
– Trẻ được 1 tuổi không có phản ứng với những câu đơn giản như “ ba, bà, mẹ,…”
– Trẻ 2 tuổi vẫn chưa bập bẹ được và chưa hiểu lời nói, có biểu hiện chậm nói.
– Thường hay đến gần nơi có nguồn âm thanh phát ra như tivi, hay vặn âm thanh lớn lên, hay hỏi lại.
– Trẻ ngại tiếp xúc với người lạ, không có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ
– Trẻ thường hay lúng túng khó định hướng được nguồn âm thanh.
Việc phát hiện sớm trẻ bị khiếm thính quan trọng như thế nào?
Thông thường trẻ em trong quá trình phát triển có nghe được mới học nói được. Trẻ bị giảm thính lực mà không được hỗ trợ sớm về nghe thì dù cơ quan phát âm không có khiếm khuyết gì cũng bị ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.
Ba năm đầu đời của trẻ có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển ngôn ngữ và các tư duy của trẻ. Dù nghe bình thường hay khiếm thính hoàn toàn vào 3-4 tháng tuổi, trẻ vẫn phát ra các âm bập bẹ. Trẻ có thính giác bình thường phát ra các âm ơ a… ngẫu nhiên. Sau nhiều lần nghe âm thanh và tiếng nói của những người xung quanh, trẻ tự chỉnh sửa và bắt đầu lập lại được các từ dễ nhất. Cứ như thế ngôn ngữ được hình thành theo sự nghe – phát âm lặp đi lặp lại. Trẻ khiếm thính không nghe được các âm tự mình phát ra và các âm xung quanh mình nên không thể tự chỉnh sửa và phát lại các âm, dần trẻ sẽ không nói được. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời thì sau vài tháng, tiếng bập bẹ giảm dần và mất hẳn. Nếu trẻ khiếm thính đã im lặng trong thời gian dài thì sau đó rất khó để tập cho trẻ phát âm trở lại.
Mất thính lực không chỉ liên quan đến tai mà còn liên quan đến não. Tai của chúng ta chỉ là con đường truyền âm thanh vào não. Chúng ta nghe bằng não, trung khu thính giác của não có thể chỉ phát triển & tăng trưởng khi nó được kích thích bởi âm thanh nhận vào. Không có sự tiếp cận với âm thanh vùng ngôn ngữ ở não cũng sẽ không phát triển dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ và khó khăn trong việc học tập. một trong những nhiệm vụ phục hồi chức năng sớm là duy trì và khuyến khích trẻ phát âm từ lúc còn rất nhỏ. Càng lớn khả năng hình thành ngôn ngữ càng giảm sút. Đợi đến 4-5 tuổi mới dạy cho trẻ khiếm thính nặng thì không bao giờ có được giọng nói chuẩn.
Nên làm gì khi trẻ đã xác định bị khiếm thính ?
Khi đã phát hiện nghe kém, dù ở mức độ nào cũng cần phải có các giải pháp can thiệp sớm đeo máy và huấn luyện để giúp trẻ phát triển khả năng nghe nói về sau. Tất nhiên dù cho trẻ đeo máy loại nào cũng không thể đưa sức nghe của trẻ trở lại bình thường, nhưng 2 giải pháp dưới đây là chọn lựa duy nhất giúp cho trẻ học nghe – nói.
Tìm hiểu thêm: NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ ĐÃ XÁC ĐỊNH BỊ KHIẾM THÍNH?
Làm sao để con bạn hứng thú mang máy trợ thính?
- Màu sắc: máy trợ thính và núm tai có rất nhiều màu sắc khác nhau, hãy khuyến khích bé chọn lấy màu sắc mà bé yêu thích nhất.
- Phụ kiện: Các phụ kiện cho MTT như vỏ máy…Có thể biến MTT trở thành 1 phụ kiện thời trang đẹp mắt
- Hiệu quả: Hãy chỉ cho bé nhận biết được những âm thanh xung quanh mà bé có thể nghe được nhờ chiếc MTT.
Khi bé thấy được những ích lợi này, chắc chắn bé sẽ không muốn tháo chiếc MTT ra khỏi tai nữa - Vui vẻ: Chiwi là 1 linôh vật màu xanh rất đáng yêu sẽ khuyến khích bé trở nên yêu thích MTT hơn nữa.
Hãy cho bé chơi game Chiwi tại web site: https://www.quangduc.vn/game-chiwi-cho-tre-hoc-va-choi-voi-may-tro-thinh-465.aspx - Nguồn cảm hứng: Có rất nhiều những người khiếm thính rất nổi tiếng. Hãy cho bé biết rằng bé có thể làm được rất nhiều thứ trong cuộc sống giống như những người thành công khác.
Bao lâu thay máy trợ thính một lần
Phụ thuộc nhiều yếu tố như: vệ sinh máy, nhu cầu nghe, chỉ định của tư vấn, công nghệ của máy…
Chi tiết xem trong bài: BAO LÂU NÊN THAY MÁY TRỢ THÍNH MỚI MỘT LẦN
ỐC TAI ĐIỆN TỬ
Có phải ốc tai điện tử là giải pháp nghe tối ưu nhất cho trẻ khiếm thính bẩm sinh không?
Trước đây trẻ khiếm thính bẩm sinh thường phải chấp nhận vào trường khuyết tật để học ra dấu bằng tay, hiểu lời nói bằng đọc hình miệng… và trẻ đã mất đi cơ hội hòa nhập xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị hỗ trợ khám và điều trị nghe kém không ngừng phát triển. Máy trợ thính đã mang lại cho trẻ cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng, cũng như giúp giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi mức nghe kém quá nặng thì máy trợ thính hầu như không còn hỗ trợ được nữa, lúc đó cần đến giải pháp cấy Ốc tai điện tử.
Sự khác biệt giữa ốc tai và máy trợ thính là sóng âm nhận được bởi ốc tai điện tử được xử lý và biến đổi thành xung điện thay vì chỉ khuếch đại âm thanh đầu vào, dựa vào chức năng còn sót lại của tế bào giác quan trong ốc tai của máy trợ thính. Ốc tai cấy ghép bỏ qua các tế bào lông trong ốc tai bị tổn thương, thay thế chức năng của chúng, biến đổi âm thanh thành các tín hiệu điện thông qua điện cực đặt bên trong ốc tai. Từ đó tín hiệu này được chuyển đến các tế bào của hạch xoắn rồi theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não. Chính điều này sẽ giúp cho trẻ cải thiện khả năng nhận thức được âm thanh và hiểu được lời nói. Nếu trẻ được cấy trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi, hiệu quả sẽ cao hơn cấy sau đó. Chỉ sau 2-3 năm trị liệu ngôn ngữ, trẻ sẽ có thể hòa nhập vào các trường bình thường.
Nghe qua ốc tai điện tử có giống như người có thính giác bình thường?
Từ những người đã nghe được âm thanh trước khi bị giảm thính lực nặng, cho biết rằng âm thanh của ốc tai điện tử khác với “thính giác bình thường”. Người được cấy điện cực ốc tai giai đoạn đầu sẽ nghe âm thanh điện, giống như tiếng của “kim loại”, hoặc như tiếng phát qua người máy, như tiếng “vịt Donald”…. nhưng qua quá trình Mapping và trị liệu ngôn ngữ, nhận thức này thay đổi theo thời gian, hầu hết người được cấy sẽ cảm nhận quen dần âm thanh nhân tạo này sau vài tuần, việc nghe hiểu sẽ trở nên tốt hơn.
Phải mất bao lâu để người sử dụng có được lợi ích tối đa từ việc cấy ốc tai điện tử?
Từ nghiên cứu, chúng tôi biết rằng hiệu quả sau cấy cho mỗi cá nhân có thể là khá khác nhau. Tuy nhiên, lợi ích thường bắt đầu ngay lập tức cho trẻ hay người lớn bị khiếm thính sau khi đã có ngôn ngữ, có thể đạt hiệu quả cao vào khoảng 3 tháng sau lần hiệu chỉnh ban đầu, và tiếp tục được cải thiện trong nhiều năm sau đó. Ở trẻ em khiếm thính bẩm sinh (trước ngôn ngữ) thì sự cải thiện thường chậm hơn và trẻ cần được huấn luyện nghe nói thường xuyên hơn sau khi cấy ghép để phát triển ngôn ngữ lời nói hiệu quả.
Tại sao cần phải chụp CT scan và MRI trước khi cấy ốc tai điện tử?
Hình ảnh CT scan hoặc MRI được thực hiện trước khi cấy ghép để đánh giá tai trong, dây thần kinh mặt, dây thần kinh tiền đình ốc tai, não và thân não. CT scan tai có thể đánh giá tình trạng của ốc tai và xác định hình dạng giải phẫu bất thường của nó có thể ảnh hưởng đến việc chèn điện cực như ốc tai thiểu sản hay không có, bất thường cơ quan tiền đình. MRI có thể cho biết tình trạng thiểu sản hoặc bất sản của các dây thần kinh tiền đình ốc tai.
Bệnh nhân bị dị dạng ốc tai vẫn có thể cấy ốc tai điện tử, nhưng cần lựa chọn loại điện cực và phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Việc không có ốc tai hay dây thần kinh thính giác có thể được xác định bằng hình ảnh và là chống chỉ định tuyệt đối cho việc cấy ốc tai.
Có sự khác biệt giữa kết quả cấy ghép ở người lớn và trẻ em?
Trẻ em khiếm thính bẩm sinh được cấy vào lúc còn nhỏ trước 3 tuổi hoặc người lớn bị mất thính lực sau ngôn ngữ thường đáp ứng tốt hơn với ốc tai cấy ghép. Trẻ bị khiếm thính bẩm sinh được cấy ghép sau 5 tuổi hoặc ngươi lớn bị mất thính lực trước ngôn ngữ thì hiệu quả sau cấy ốc tai sẽ kém hơn
Mapping là gì và chuyên gia thính học làm gì trong mỗi lần mapping đó?
Mapping là thiết lập chương trình của bộ xử lý âm thanh đeo bên ngoài , xác định mức độ kích thích của mỗi điện cực đưa vào ốc tai để tối ưu hóa sự nhận thức về thông tin âm thanh cho người sử dụng
Sau phẫu thuật khoảng một tháng, Người đã cấy ghép ốc tai sẽ được hẹn đến bật máy và sẽ được lên lịch tiếp theo cho việc hiệu chỉnh điện cực (Mapping).
Các lịch hẹn này nhằm cung cấp cho người sau cấy ghép ốc tai một giai đoạn chuyển tiếp giúp họ thích nghi với những âm thanh mới nghe qua điện cực cấy ghép ốc tai. Lịch hẹn sẽ được thiết lập định kỳ tùy theo mỗi cá nhân có đáp ứng tốt ổn định với âm thanh lời nói trong 2 năm đầu và sau đó ít nhất là mỗi năm.
Mục đích mỗi lần Mapping là:
Theo dõi sự tiến triển sức nghe của bệnh nhân, ghi nhận phản hồi từ người nhà bệnh nhân
Kiểm tra tình trạng, chức năng của máy xử lý âm thanh ngoài tai (Dụng cụ kiểm tra, tai nghe)
Kiểm tra tình trạng, chức năng của bộ cấy bên trong qua kết nối phần mềm (đo trở kháng) và có sự điều chỉnh cần thiết trước mỗi lần Mapping
Làm tăng sức nghe của bệnh nhân lên một mức nhất định để bệnh nhân nghe được nhiều âm thanh xung quanh, và nghe rõ ràng hơn.
Kỹ thuật cấy ốc tai thông thường là gì?
Kỹ thuật cấy ốc tai thông thường là kỹ thuật khoan giường. Khoan giường là mài xương sọ tạo hố đỡ để cố định bộ cấy của ốc tai điện tử. Kỹ thuật này sẽ gây ra các phiền phức như sau:
- Tổn thương xương sọ.
- Tăng thời gian phẫu thuật.
- Tăng liều lượng thuốc mê.
- Tổn thương màn cứng.
- Tăng thêm rủi ro phẫu thuật.
Sau khi cấy ốc tai điện tử, tôi/con tôi có thể nghe nói như người bình thường không?
– Đối với một người nghe kém nặng đến điếc sâu, ốc tai điện tử có thể giúp họ “nghe” lại gần với mức của người bình thường, nhưng để “nói” được thì cần phải trãi qua quá trình trị liệu ngôn ngữ tích cực
– Đối với trẻ em (dưới 3 tuổi) nghe kém nặng đến điếc sâu bẩm sinh, việc can thiệp sớm và huấn luyện nghe – nói đúng liệu pháp khi sử dụng máy trợ thính/ốc tai điện tử một cách hợp lý có thể giúp trẻ học ngôn ngữ và theo kịp một trẻ bình thường.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến điếc sâu đã có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp họ nghe tốt hơn so với nghe bằng máy trợ thính, có thể điều chỉnh độ lớn giọng nói bản thân cho phù hợp. Nhiều người sau thời gian phục hồi chức năng có thể cảm nhận được âm thanh nhỏ, vừa và lớn, một số khác có thể nghe được điện thoại và tận hưởng âm nhạc tốt hơn, xem tivi dễ dàng hơn trước.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến sâu chưa có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp người đó kết nối lại với thế giới âm thanh, có thể giúp họ nhận diện các âm thanh trong cuộc sống, có thể nghe được cảnh báo để tránh khỏi các nguy hiểm xung quanh, v.v. Nếu cố gắng tham gia phục hồi chức năng triệt để, người đó có thể dùng một số lời cơ bản để giao tiếp, có thể nhận diện một số lời nói đơn giản của người quen thuộc, nhưng sẽ không thể giúp họ nghe – nói như một người bình thường.
- Tổn thương màn cứng.
- Tăng thêm rủi ro phẫu thuật.
Phải mapping bao nhiêu lần thì có thể nghe bình thường được?
Số lần Mapping để đạt được sức nghe tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tuổi
- Phản hồi từ bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân
- Sự kiên trì của gia đình bệnh nhân
Sức nghe của các đợt mapping ban đầu có khuynh hướng cải thiện nhanh chóng, và sau đó tiếp tục được cải thiện, nhưng chậm hơn, có thể trong nhiều tháng hay nhiều năm. Điều này xuất phát từ âm thanh nghe qua ốc tai điện tử khác với âm thanh nghe với thính giác bình thường, cần có thời gian để người sử dụng OTĐT điều chỉnh và cảm nhận được những âm thanh mới kích thích từ OTĐT, và để não của họ hiểu được ý nghĩa của những âm thanh này là gì.
Và vì, ốc tai của mỗi người khác nhau, có nghĩa là nó nhận tín hiệu từ việc cấy ghép ốc tai có thể sẽ khác nhau. Đối với trẻ và người lớn bị mất thính lực sau ngôn ngữ, nếu thời gian mất thính lực trước khi cấy càng ngắn, và trong thời gian đó có sử dụng máy trợ thính càng nhiều, thì khả năng hưởng những ích lợi từ ốc tai điện tử càng cao. Ngoài ra, Sự tham gia hỗ trợ của người thân gia đình và bạn bè góp phần rất lớn giúp cho người cấy điện cực ốc tai đạt được lợi ích tối đa.
– Đối với trẻ em (dưới 3 tuổi) nghe kém nặng đến điếc sâu bẩm sinh, việc can thiệp sớm và huấn luyện nghe – nói đúng liệu pháp khi sử dụng máy trợ thính/ốc tai điện tử một cách hợp lý có thể giúp trẻ học ngôn ngữ và theo kịp một trẻ bình thường.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến điếc sâu đã có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp họ nghe tốt hơn so với nghe bằng máy trợ thính, có thể điều chỉnh độ lớn giọng nói bản thân cho phù hợp. Nhiều người sau thời gian phục hồi chức năng có thể cảm nhận được âm thanh nhỏ, vừa và lớn, một số khác có thể nghe được điện thoại và tận hưởng âm nhạc tốt hơn, xem tivi dễ dàng hơn trước.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến sâu chưa có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp người đó kết nối lại với thế giới âm thanh, có thể giúp họ nhận diện các âm thanh trong cuộc sống, có thể nghe được cảnh báo để tránh khỏi các nguy hiểm xung quanh, v.v. Nếu cố gắng tham gia phục hồi chức năng triệt để, người đó có thể dùng một số lời cơ bản để giao tiếp, có thể nhận diện một số lời nói đơn giản của người quen thuộc, nhưng sẽ không thể giúp họ nghe – nói như một người bình thường.
- Tổn thương màn cứng.
- Tăng thêm rủi ro phẫu thuật.
Sau khi cấy ốc tai điện tử, tôi/con tôi có thể nghe nói như người bình thường không?
– Đối với một người nghe kém nặng đến điếc sâu, ốc tai điện tử có thể giúp họ “nghe” lại gần với mức của người bình thường, nhưng để “nói” được thì cần phải trãi qua quá trình trị liệu ngôn ngữ tích cực
– Đối với trẻ em (dưới 3 tuổi) nghe kém nặng đến điếc sâu bẩm sinh, việc can thiệp sớm và huấn luyện nghe – nói đúng liệu pháp khi sử dụng máy trợ thính/ốc tai điện tử một cách hợp lý có thể giúp trẻ học ngôn ngữ và theo kịp một trẻ bình thường.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến điếc sâu đã có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp họ nghe tốt hơn so với nghe bằng máy trợ thính, có thể điều chỉnh độ lớn giọng nói bản thân cho phù hợp. Nhiều người sau thời gian phục hồi chức năng có thể cảm nhận được âm thanh nhỏ, vừa và lớn, một số khác có thể nghe được điện thoại và tận hưởng âm nhạc tốt hơn, xem tivi dễ dàng hơn trước.
– Đối với người lớn nghe kém nặng đến sâu chưa có ngôn ngữ, việc sử dụng ốc tai điện tử có thể giúp người đó kết nối lại với thế giới âm thanh, có thể giúp họ nhận diện các âm thanh trong cuộc sống, có thể nghe được cảnh báo để tránh khỏi các nguy hiểm xung quanh, v.v. Nếu cố gắng tham gia phục hồi chức năng triệt để, người đó có thể dùng một số lời cơ bản để giao tiếp, có thể nhận diện một số lời nói đơn giản của người quen thuộc, nhưng sẽ không thể giúp họ nghe – nói như một người bình thường.
Những tín hiệu âm thanh nào có thể được nhận ra bằng ốc tai điện tử?
Với cấy ghép ốc tai, hầu hết các tín hiệu âm thanh có cường độ trung bình và cao đều có thể được nhận biết dễ dàng cũng như những âm thanh nhỏ hơn. Người đã trãi nghiệm, báo cáo rằng họ có thể cảm nhận được các bước chân, tiếng sập cửa, âm thanh của động cơ, tiếng chuông điện thoại, tiếng chó sủa, tiếng huýt sáo của bình đun nước, tiếng xào xạc lá cây, âm thanh bật tắt của công tác đèn,…
Nghe kém tiếp nhận thần kinh có nghĩa là thần kinh thính giác bị tổn thương?
Nghe kém tiếp nhận thần kinh là do tổn thương ở tai trong và thần kinh thính giác … loại nghe kém này thường là vĩnh viễn, khó phục hồi với điều trị nội khoa.
Đa số trường hợp nghe kém tiếp nhận là do các tế bào lông trong ốc tai bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do rối loạn di truyền, viêm nhiễm, tiếp xúc tiếng ồn, lão hóa,. Thông thường, khi sóng âm vào tai, chúng sẽ được các tế bào lông trong ốc tai chuyển đổi thành xung điện, kích thích các dây thần kinh thính giác và dẫn truyền đến vùng não thính giác. Nếu các tế bào lông bị tổn thương, không có cơ chế chuyển đổi sóng âm thành dòng điện, và nếu không có dòng điện thì dây thần kinh không bị kích thích chứ không phải do dây thần kinh thính giác bị tổn thương
Một số ít trường hợp nghe kém tiếp nhận thần kinh do tổn thương tại thần kinh như : U thần kinh thính giác, teo hay không có thần kinh thính giác.
Cấy ghép ốc tai sớm cho trẻ có thể đạt được điều gì?
Cấy sớm tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói, vì trẻ em tiếp nhận thông tin mới tốt hơn người lớn. Việc phát âm lời nói của hầu hết trẻ em cấy ốc tai điện tử rõ ràng tốt hơn và dễ hiểu hơn so với trẻ sử dụng máy trợ thính có mức nghe kém tương đương
Hiệu quả sau Cấy ốc tai điện tử phải là một nỗ lực hợp tác của bệnh nhân, gia đình, trường học, chuyên gia thính học, giáo viên trị liệu ngôn ngữ và bác sĩ phẫu thuật. Sự kỳ vọng trước mổ ảnh hưởng đến sự hài lòng sau khi mổ và tác động đến thái độ tham gia mapping và trị liệu ngôn ngữ, . Vì vậy, bệnh nhân và gia đình đều cần tư vấn từ đội cấy ghép, trước khi bước vào hành trình thay đổi cuộc sống từ ốc tai điện tử.
Kỳ vọng không thực tế có thể làm nản lòng những nỗ lực của đứa trẻ và đội cấy ghép. Các gia đình phải hiểu được sự cần thiết của liệu pháp dài hạn, kết quả thay đổi của cấy ghép, và những hạn chế của việc cấy ghép.
Phải mất bao lâu để người sử dụng có được lợi ích tối đa từ việc cấy ốc tai điện tử?
Nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả sau cấy của mỗi cá nhân khá khác nhau. Tuy nhiên, ở trẻ em hay người lớn nghe kém sau ngôn ngữ, lợi ích thường bắt đầu ngay lập tức và đạt hiệu quả cao vào khoảng 3 tháng sau đợt điều chỉnh ban đầu và tiếp tục được cải thiện trong nhiều năm sau đó với tốc độ chậm hơn. Ở trẻ em khiếm thính trước ngôn ngữ thì sự cải thiện sẽ chậm hơn, nên rất cần sự huấn luyện tích cực để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi sử dụng ‘thính giác’ mới với bộ cấy ghép.
Kỹ thuật cấy ốc tai của Oticon Medical là gì?
Kỹ thuật cấy ốc tai của Oticon Medical không thực hiện bước khoan giường do hệ thống cố định bằng vít. Vít này có kích thước nhỏ gọn, vặn cố định trực tiếp vào bề mặt xương sọ. Vít cố định làm bằng titanium thân thiện với cơ thể người, không gây thải ghép.
Có phải ốc tai điện tử là giải pháp nghe tối ưu nhất cho trẻ khiếm thính bẩm sinh không?
Trước đây trẻ khiếm thính bẩm sinh thường phải chấp nhận vào trường khuyết tật để học ra dấu bằng tay, hiểu lời nói bằng đọc hình miệng… và trẻ đã mất đi cơ hội hòa nhập xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị hỗ trợ khám và điều trị nghe kém không ngừng phát triển. Máy trợ thính đã mang lại cho trẻ cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng, cũng như giúp giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi mức nghe kém quá nặng thì máy trợ thính hầu như không còn hỗ trợ được nữa, lúc đó cần đến giải pháp cấy Ốc tai điện tử.
Sự khác biệt giữa ốc tai và máy trợ thính là sóng âm nhận được bởi ốc tai điện tử được xử lý và biến đổi thành xung điện thay vì chỉ khuếch đại âm thanh đầu vào, dựa vào chức năng còn sót lại của tế bào giác quan trong ốc tai của máy trợ thính. Ốc tai cấy ghép bỏ qua các tế bào lông trong ốc tai bị tổn thương, thay thế chức năng của chúng, biến đổi âm thanh thành các tín hiệu điện thông qua điện cực đặt bên trong ốc tai. Từ đó tín hiệu này được chuyển đến các tế bào của hạch xoắn rồi theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não. Chính điều này sẽ giúp cho trẻ cải thiện khả năng nhận thức được âm thanh và hiểu được lời nói. Nếu trẻ được cấy trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi, hiệu quả sẽ cao hơn cấy sau đó. Chỉ sau 2-3 năm trị liệu ngôn ngữ, trẻ sẽ có thể hòa nhập vào các trường bình thường
Nghe qua ốc tai điện tử có giống như người có thính giác bình thường?
Từ những người đã nghe được âm thanh trước khi bị giảm thính lực nặng, cho biết rằng âm thanh của ốc tai điện tử khác với “thính giác bình thường”. Người được cấy điện cực ốc tai giai đoạn đầu sẽ nghe âm thanh điện, giống như tiếng của “kim loại”, hoặc như tiếng phát qua người máy, như tiếng “vịt Donald”…. nhưng qua quá trình Mapping và trị liệu ngôn ngữ, nhận thức này thay đổi theo thời gian, hầu hết người được cấy sẽ cảm nhận quen dần âm thanh nhân tạo này sau vài tuần, việc nghe hiểu sẽ trở nên tốt hơn.
TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ AVT
AVT là gì?
AVT là từ viết tắt của auditory verbal therapy, tạm dịch: liệu pháp thính giác – lời nói, là một chuyên ngành được thiết kế dựa trên tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nghe bình thường để chỉnh sửa/ củng cố việc trẻ khiếm thính hiểu lời nói và tập nói khi sử dụng sức nghe đã được hỗ trợ phù hợp.
Còn một thuật ngữ (tên gọi) hay dùng là Trị liệu ngôn ngữ.
Hiệu quả của việc huấn luyện nghe nói cho trẻ điếc trước ngôn ngữ sau cấy ốc tai phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a/ Sớm: Khoảng thời gian tối ưu dành cho việc học
“Thời thơ ấu là thời gian then chốt nhất và nhạy cảm nhất trong sự phát triển của trẻ con. Nghiên cứu của chúng tôi và những công trình khác chứng minh rằng trong những năm đầu đời, các thành phần của sự phát triển trí tuệ, xúc cảm và nhân cách đã được xác nhận.” (Brazelton & Greenspan, 2000)
* Không có âm thanh, não sẽ sắp xếp tổ chức theo cách riêng của nó để tiếp nhận thông tin theo giác quan khác, thường là thị giác.
b/ Công nghệ trợ thính (máy trợ thính hoặc/và ốc tai điện tử) được lắp đặt và hiệu chỉnh phù hợp.
- “Nghe lỏm/ lắng nghe ngẫu nhiên” là rất quan trọng,
- 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biết về thế giới của chúng là thông qua học một cách ngẫu nhiên.
c/ Phụ huynh ( qua sự hướng dẫn của giáo viên trị liệu) hợp tác tốt trong việc giúp trẻ luyện tập để phát triển thính giác cách tích cực và tự động, để trẻ nghe – hiểu được lời nói và những âm thanh trong cuộc sống.
* Sự hợp tác – tính kiên trì – sự nhất quán trong huấn luyện trẻ của phụ huynh
* Sự kiểm soát hành vi của trẻ từ ohụ huynh
d/ Những chiến lược và kỹ thuật phù hợp dẫn dắt trẻ khiếm thính tiếp cận các mốc của sự phát triển của trẻ con bình thường, đặc biệt là . . .
e/ Chương trình: Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ con bình thường với các mốc của sự phát triển, đặc biệt là . . .
f/ Bản thân đứa trẻ:
Tính cách
Trí thông minh
Sức khỏe, không có kèm những bất lợi khác.
Cấu trúc hệ thống thính giác, số lượng thần kinh thính giác khỏe . . .
g/ Mong muốn của gia đình
h/ Môi trường trẻ sống
Bé nên học mấy buổi một tuần? Về nhà nên học bao nhiêu giờ một ngày?
- Được xem xét dựa trên các yếu tố:
Kỹ năng của phu huynh: khi phụ huynh chưa có những kỹ năng cần thiết, nên học 2 – 3 buổi/tuần; khi phụ huynh đã có kỹ năng, gia đình ở cách xa nơi hoc, nên học 1 buổi/tuần hay có thể học 2buổi/tháng hay cũng có thể học từ xa qua điện thoại, các ứng dụng của công nghệ thông tin . . . Vấn đề không phải ở số giờ bé học với cô mà là số giờ phụ huynh tương tác đúng phương pháp.
Tuổi của bé:
Mức độ nghiêm trọng/cần của sự chậm trễ, của lời nói
Những khuyết tật đi kèm
. . .
- Về nhà: bé cần được tương tác với ba mẹ, người thân mọi lúc, mọi nơi.
- Gia đình hãy cho bé được tắm mình trong ngôn ngữ, nghĩa là lúc nào bé cũng được nghe nói đúng ý nghĩa củ sự vật, sự kiện.
Can thiệp sớm là gì?
- Là việc lập kế hoạch và cung cấp các dịch vụ có chất lượng mang tính hỗ trợ nhu cầu – khả năng của trẻ và gia đình trẻ để thúc đẩy sự phát triển của trẻ từ lúc được chẩn đoán là bị khiếm khuyết đến khi trẻ đi học tiểu học.
- Sự hỗ trợ được thực hiện bằng những tiết cá nhân có thể diễn ra tại nhà hoặc tại các cơ quan chức năng: trường mẫu giáo, trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính, công ty trợ thính . . .
- Việc can thiệp được thực hiện càng sớm thì càng tốt cho trẻ.
Ta dạy AVT cho trẻ khiếm thính để làm gì?
Để giúp trẻ khiếm thính đắc thủ tiếng mẹ đẻ qua việc tiếp cận ( bắt kịp ) tiến trình phát triển thính giác và ngôn ngữ của trẻ con bình thường. Nói cách khác, để giúp trẻ khiếm thính giao tiếp tự tin với mọi người bằng ngôn ngữ nói để có thể hòa nhập, học tập với những trẻ đồng trang lứa có sức nghe bình thường.
Sao con tôi chưa nói được âm này, âm kia hay chưa nói được câu dài?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu nói trên, chúng ta cần đánh giá xem trẻ đang ở độ tuổi lắng nghe nào.
Chúng ta không thể yêu cầu một bé nghe bình thường 6 tháng tuổi nói “mẹ” được vì trẻ con nghe được bình thường sẽ nói được một số từ đơn như: ba, mẹ, bà, mâm, . . . khi trẻ được một tuổi. Có thể có một vài bé nói đươc ba, mẹ khi mới 8 – 9 tháng tuổi, nhưng đó là những trường hợp ngoại lệ.
Ở nhà, làm sao cho bé nghe được tốt?
6/ Ở nhà, làm sao cho bé nghe được tốt?
Nói gần bên tai trẻ, lưu ý tai có công nghệ trợ thính ( ốc tai, máy trợ thính);
Nói với độ lớn và tốc độ vừa phải, nhẹ nhàng vì nếu lời nói phát ra to quá sẽ bị méo tiếng làm cho trẻ khó nghe hơn;
Lặp đi lặp lại nhiều lần với trẻ và với giọng diễn cảm rõ ràng;
Giảm thiểu những âm nền bằng nhiều cách như: tắt quạt, tắt Tivi, . . .;
Không cho trẻ chơi trò chơi trên ipad, điện thoại thông minh . . .;
Dùng những chiến lược và kỹ thuật phù hợp.
Trẻ khiếm thính cần theo chương trình can thiệp sớm nào?
- Chương trình can thiệp sớm cung cấp cho phụ huynh sự hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp.
- Chương trình can thiệp sớm trẻ khiếm thính có thể được thực hiện theo các đường hướng khác nhau: thính giác – lời nói, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu…
- Phụ huynh trẻ khiếm thính muốn con mình giao tiếp bằng phương tiện gì? Bằng tai và miệng, bằng tay và mắt,…
- Phụ huynh trẻ khiếm thính cần sớm biết khả năng của trẻ, chất lượng công nghệ hỗ trợ trẻ, (được các nhà chuyên môn tư vấn sau khi có chẩn đoán đầy đủ về sức nghe của trẻ khi không có và khi có mang công nghệ trợ thính hỗ trợ), . . . để lựa chọn chương trình can thiệp sớm với những liệu pháp hoặc dịch vụ phù hợp cho sự phát triển của trẻ.
THIẾT BỊ THÍNH HỌC
Nội dung đang được cập nhật