Nghe kém là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em nó gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là điều cực kỳ quan trọng để trẻ có thể phát triển một cách bình thường. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp chẩn đoán nghe kém ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra nghe kém ở trẻ
Nghe kém ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, được phân chia thành các giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh:
Trước khi sinh
– Bẩm sinh: Trẻ có thể bị khiếm thính do dị dạng tai hoặc các khiếm khuyết di truyền.
– Nhiễm trùng trong thai kỳ: Mẹ bị nhiễm các bệnh như cúm, sởi hoặc các bệnh do virus khác trong quá trình mang thai.
– Tiền sử gia đình: Gia đình có tiền sử bị khiếm thính di truyền, làm tai trong của trẻ phát triển không bình thường.
Trong khi sinh
– Sinh non: Trẻ sinh non dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao bị khiếm thính.
– Cân nặng thấp: Trẻ có cân nặng dưới 2kg khi sinh.
– Chấn thương: Trẻ bị chấn thương não do can thiệp sản khoa.
Sau khi sinh
– Nhiễm trùng: Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não mủ, sởi, quai bị, viêm não.
– Bệnh lý tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính.
– Nhiễm độc thần kinh: Do sử dụng một số loại thuốc như gentamicin, streptomycin.
– Chấn thương: Trẻ bị tổn thương vùng đầu do chấn động hoặc nứt hộp sọ.
– Tiếng ồn: Trẻ tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
Dấu hiệu nhận biết nghe kém ở trẻ
Những dấu hiệu nghe kém ở trẻ thay đổi theo độ tuổi. Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cụ thể theo từng giai đoạn phát triển của trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám:
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
– Không giật mình khi nghe âm thanh lớn bất ngờ.
– Không phản ứng với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói.
– Không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.
– Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu.
– Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn trong phòng yên tĩnh.
– Sau 2 tháng, trẻ vẫn không phát ra những nguyên âm đơn giản như “ô”, “a”.
– Không có phản ứng với những giọng nói quen thuộc.
Trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi
– Không xoay đầu hay hướng mắt về phía phát ra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy.
– Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn.
– Không hứng thú với đồ chơi phát ra âm thanh như lục lạc, chuông rung.
– 6 tháng tuổi, trẻ không cố gắng bắt chước để tạo ra âm thanh.
– Trẻ ngơ ngác khi nghe nói chuyện, thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ.
– Không có phản ứng khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói.
– Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó.
Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi
– Không có phản ứng gì khi được gọi tên.
– Không thay đổi tông giọng khi tự nói chuyện với mình.
– Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra.
– Không nói được một số phụ âm như “m”, “p”, “b”, “g”.
– Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát.
– Trẻ học nói muộn, hoặc dửng dưng trước mọi âm thanh. Đến 1 tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như “da da”, “ma ma”, “ta ta”.
– Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hàng ngày, hay làm một số động tác khi nghe tín hiệu như đưa tay chào khi nghe “bye bye”, hoặc làm theo chỉ dẫn như lại đây, cười nào.
– Hay bật tivi to.
Biện pháp chẩn đoán nghe kém ở trẻ
Khi nhận thấy các dấu hiệu nghe kém ở trẻ em như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Các phương pháp chẩn đoán nghe kém bao gồm:
Đo thính lực
– Đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác.
– Tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghe kém của trẻ.
– Lựa chọn phương pháp khắc phục: cho trẻ đeo máy trợ thính hay phẫu thuật.
– Giúp chọn loại máy trợ thính phù hợp với trẻ.
Kiểm tra tổng quát
– Quan sát phản ứng của trẻ với âm thanh.
– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ nghe kém.
***Bài viết liên quan:
- Nghe kém, lãng tai ở người trẻ tuổi và những điều cần biết
- 5 dấu hiệu của nghe kém, Nguyên nhân và giải pháp hữu ích
Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ và giao tiếp bình thường như các bạn cùng trang lứa. Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghe kém ở trẻ nào, cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trợ Thính Quang Đức là địa chỉ tin cậy cung cấp các giải pháp hỗ trợ thính lực phù hợp, giúp người nghe kém cải thiện khả năng giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hãy đến ngay Trợ Thính Quang Đức để được tư vấn từ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Quý khách có thể gọi ngay TRỢ THÍNH QUANG ĐỨC qua hotline 18001056 hoặc đặt lịch hẹn đo khám trực tiếp ngay bên dưới.