Những điều cha mẹ cần biết về rối loạn tiền đình ở trẻ em

Những điều cha mẹ cần biết về rối loạn tiền đình ở trẻ em

Những điều cha mẹ cần biết về rối loạn tiền đình ở trẻ em

 

Các nguyên nhân gây chóng mặt và mất cân bằng ở trẻ em

Khi phân tích nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt và mất cân bằng ở trẻ em, chúng ta nên chia thành hai nhóm đối tượng để chẩn đoán: nhóm trẻ giảm thính lực và nhóm trẻ có thính lực bình thường. Đối với những trẻ có thính lực bình thường, các nguyên nhân gây chóng mặt phổ biến nhất bao gồm chứng đau nửa đầu và các biến thể nhi khoa của nó, chẳng hạn như chứng chóng mặt kịch phát lành tính của trẻ em. Ngoài ra, chóng mặt hoặc mất cân bằng thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển đổi hoặc có những biểu hiện của bệnh lý tâm thần.

Ngược lại, trẻ khiếm thính thường không có triệu chứng chóng mặt mà là mất cân bằng do suy giảm chức năng tiền đình bẩm sinh hoặc mắc các vấn đề liên quan đến nguyên nhân gây điếc.

 

>>> tìm hiểu thêm: VÌ SAO BẠN BỊ SAY TÀU XE ?

Mối liên quan giữa giảm thính lực và rối loạn tiền đình

Thực tế, 70% trẻ em giảm thính lực sẽ có một số biểu hiện suy yếu cơ quan tiền đình khi thực hiện các phép đo khách quan. Những thiếu hụt cảm giác khi mất thính lực làm cho trẻ suy giảm vận động và những suy giảm này có thể kéo dài suốt đời của trẻ. Cụ thể là những đứa trẻ này sẽ biết đi trễ và gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong suốt giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ.

Bên cạnh đó, triệu chứng chóng mặt và mất cân bằng ở trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến việc học và trí nhớ, do đó ảnh hưởng đến kết quả của chúng trong lớp học.

 

Hệ thống được sử dụng để chẩn đoán bệnh cho trẻ em

Để chẩn đoán chính xác rối loạn tiền đình ngoại biên ở trẻ có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý và thực hiện các phép đo khách quan.

Trong các phòng khám của mình, Tiến sĩ Sharon L. Cushing sử dụng các thiết bị thiết bị đo: hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt (VNG) và điện thế cơ kích gợi tiền đình (VNG), cho phép ông có thể thăm dò toàn bộ các cơ quan tiền đình của trẻ.

 

>>> tìm hiểu thêm: BA LÝ DO TẠI SAO NÊN KẾT HỢP HAI PHÉP ĐO VNG VÀ VHIT KHI ĐO KHÁM TIỀN ĐÌNH

Điểm khác nhau giữa việc đo cho trẻ em và người lớn?

Mặc dù các phương pháp và thiết bị tương tự có thể được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên có một yêu cầu điều chỉnh để đo cho trẻ hiệu quả hơn. Ví dụ: có 2 người đo, tạo một môi trường thân thiện với trẻ bằng các hình ảnh trực quan thu hút trẻ, đặt trẻ ngồi trên đùi cha mẹ của chúng, chuẩn bị sẵn một số phần quà nhỏ để tăng hiệu suất đo.

Trẻ em thường cử động mắt và di chuyển người nhiều hơn người lớn trong suốt quá trình đo, điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Đồng thời, mắt trẻ có kích thước đồng tử lớn hơn và đầu thì nhỏ hơn người lớn cũng gây khó khăn trong quá trình đo.

 

>>> tìm hiểu thêm:

Những lợi ích của việc sử dụng các thiết bị đo

Mặc dù việc chỉ thực hiện các phép đo khách quan không thể thay thế hoàn toàn cho bước kiểm tra lâm sàng, tuy nhiên sẽ có rất nhiều lợi ích khi bổ sung các phép đo này vào quá trình chẩn đoán, trong đó bao gồm việc thu thập dữ liệu để xem xét kết quả chẩn đoán.

Các phương pháp đo khách quan như vHIT cũng cho phép các chuyên gia có khả năng phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn của chứng suy yếu tiền đình mà chúng thường bị bỏ qua trong quá trình kiểm tra lâm sàng.

 

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.