THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: TÌM HIỂU THÍNH LỰC ĐỒ LÀ GÌ?

Thính lực đồ là biểu đồ minh hoạ cho kết quả có được trong quá trình đo thính lực.

Nếu con của bạn lớn hơn 6 tháng tuổi, bạn nên  giữ một bản sao thính lực đồ. Nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi, hoặc nếu không thể có thính lực đồ do con bạn không hợp tác trong quá trình đo, chuyên viên tư vấn thính học cũng có thể chẩn đoán kết quả. Trong những trường hợp như thế, cần đo lại để có thính lực đồ khi chúng lớn hơn hoặc hợp tác hơn. Luôn yêu cầu chuyên viên tư vấn thính học cung cấp một bản sao thính lực đồ để sau này bạn có thể xem lại kết quả hoặc bạn muốn so sánh kết quả này với những thính lực đồ trước hoặc sau

Đọc kết quả trên thính lực đồ

Trong quá trình đo thính lực, hai thông số – tần số và cường độ – được thay đổi để xác định âm thanh nhỏ nhất mà  trẻ có thể nghe được.

Tân số

Thính lực đồ là  một biểu đồ với hai trục tỷ lệ. Trục  nằm ngang là “trục tần số”. Tần số  được hiểu như độ trầm bổng của âm thanh, có thể được mô tả như những nốt nhạc khác nhau trên một khuông nhạc.

Tần số được đo bằng đơn vị Hertz (viết tắc là Hz). Con người có khả năng nghe một vùng tần số rộng. Thực tế, trẻ có thính lực bình thường có thể nghe âm thanh  ở  tần số rất thấp 20Hz (ví dụ: còi báo hiệu cho tàu đi trong sương mù) đến tần số rất cao 20,000 HZ (ví dụ: tiếng huýt sáo).

Thính lực đồ cho thấy kết quả kiểm tra của 6 đến 10 tần số từ 250 đến 8000 Hz, là những tần số phải được nghe để phát triển lời nói và ngôn ngữ. Những tần số thấp nằm ở phía bên trái của biểu đồ còn những tần số cao nằm ở phía bên phải của biểu đồ.

Cường độ

Trục thẳng đứng là “trục cường độ”.Cường độ  được hiểu là độ lớn của âm thanh, mô tả âm thanh lớn hoặc nhỏ. Cường độ được đo bằng đơn vị decibels (viết tắt là dB hoặc dBHL). Trục này cho thấy mỗi tần số trên thính lực đồ có thể nghe nhỏ đến mức nào. Trẻ có thính lực bình thường phải có khả năng nghe ở ngưỡng 20dB hoặc ít hơn cho mỗi tần số.

Nếu  cường độ cao hơn 20dB (hướng càng gần về phía đáy của biểu đồ), điều này có nghĩa là âm lượng của tần số đó cần được nâng lên cho đến mức sao cho trẻ bắt đầu có thễ nghe được , mức này chỉ ra độ nghe kém của trẻ ở tần số đó. Ở mỗi tần số, cho kết quả của mức cường độ có thễ nghe được.

Có nhiều  dấu hiệu đặc biệt để nhận biết kết quả cho tai phải và tai trái trên thính lực đồ. Những giá trị đo được của bên tai trái  được ghi nhận bằng  mực xanh và/hoặc được đánh dấu bởi chữ “X” trong khi đó những giá trị đo được của bên tai phải được ghi nhận bằng mực đỏ và/hoặc được đánh dấu bởi chữ “O”

 

6 mức độ nghe kém  

Có 6 mức độ nghe kém điển hình mà chuyên viên tư vấn thính học sẽ dùng để mô tả độ giảm thính lực của trẻ ở những tần số khác nhau.

Độ giảm thính lực

Đô giảm thính lực được hiển thị bằng đơn vị decibels(dB)

Trở ngại khi giao tiếp bằng lời nói:

Rất nhẹ 11 đến 25dB Có chút  khó khăn
Nhẹ 26 đến 40dB Có khó khăn khi nghe lời nói nhỏ hoặc lời nói ở xa
Trung bình 41 đến 55dB Không thể nghe được những phát âm nhỏ, có khó khăn khi giao tiếp hội thoại
Hơi nặng 56 đến 70dB Không thể nghe được những phát âm nhỏ, có khó khăn khi giao tiếp hội thoại
Nặng 71 đến 90dB Không thể nghe lời nói trong lúc giao tiếp,  khó nghe với giọng nói lớn
Rất nặng Trên 91dB Không thể nghe giọng nói lớn, khó nghe những âm thanh lớn

Bạn nên thoải mái trao đổi với chuyên viên tư vấn thính học về thính lực đồ. Hỏi xem con bạn có thể nghe những âm thanh ở tần số và cường độ nào. Những thông tin này sẽ giúp bạn bước đầu hiểu được cách mà trẻ đang nghe thế giới âm thanh xung quanh chúng …

Các phần tiếp theo

CHẨN ĐOÁN

PHẦN 2: NUÔI DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN

VIỆC GIAO TIẾP

NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC