SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH TẬP NÓI

Sau khi cấy ốc tai điện tử hoặc đeo máy trợ thính, nhiều phụ huynh khá vất vả trong việc dạy con nói tại nhà cũng như khi tham gia cùng con trong các lớp AVT. Nguyên nhân cơ bản ở việc, tỷ lệ trẻ khiếm thính thuộc các gia đình có bố mẹ bình thường luôn cao. Vì thế, bố mẹ thiếu kinh nghiệm khi dạy con không có gì khó hiểu. Vậy sai lầm cơ bản để bố mẹ cần nhớ và khắc phục là gì?

 

Quên kiểm tra máy và kiểm tra thính lực thường xuyên 
Thiết bị thính học thường thiết lập chế độ cố định phù hợp với hoàn cảnh nghe cụ thể. Nhưng thính lực của bé thì không như thế. Bé có thể được cải thiện tốt hơn hoặc mất thính lực tiến triển.
Việc quên kiểm tra thiết bị trợ thính hàng ngày sẽ làm mất cơ hội nghe âm thanh của con. Công suất quá lớn thì làm bé đau tai khi nghe, tạo cảm giác sợ đeo máy.
Lâu dần bé quen với việc ít tiếp xúc với âm thanh càng làm cho khả năng hòa nhập với xã hội khó khăn hơn.
Ít nói bé nghe

Bố mẹ một mặt sợ tâm lý nói chuyện như đang độc thoại, một phần lại quá vội vã trong việc dạy con: Ép bé phải nói ngay từ mình dạy, thậm chí dạy cho bé nhiều từ để nói trong ngày. Nhưng vừa qua hôm sau bé lại chẳng nhớ gì.

Bố mẹ quên rằng, trước khi biết nói bé cần phải hiểu. Bé phải hiểu đó là màu gì, vật gì hay người nào… Mắt thấy, tai nghe sau đó mới hình thành phản xạ nói cho bé. Việc bắt bé lặp lại lời nói mà không hiểu chỉ tạo nên những vỏ ngôn ngữ rỗng và thiếu nối kết, khiến cho bé mau quên những gì đã học.

Ít nghe bé nói
Và khi bé đã bắt đầu nói, bé thích nói thì ba mẹ lại khá thờ ơ. Khi con nói dù có thể sẽ khó nghe, nhưng hãy động viên con. Đừng thờ ơ hay bàng quan khi con nói chuyện với mình. Nếu hiểu được thì giúp con chỉnh lại lời nói sai. Phải thật kiên nhẫn, vì khả năng nghe và nói của bé không tốt bằng các bé bình thường. Nghe càng nhiều, nói càng nhiều càng tốt! Trăm hay không bằng “tai” quen.
Dùng ngôn ngữ ký hiệu thường xuyên
Ngôn ngữ ký hiệu không phải là xấu, nhưng nó là giải pháp giao tiếp cuối cùng nếu bé còn có khả năng nghe.
Ngôn ngữ ký hiệu có phần hạn chế so với giao tiếp nghe nói bình thường. Vì thế, nếu để bé dùng nhiều ngôn ngữ ký hiệu mà quên luyện tập nghe nói thường xuyên thì việc đeo thiết bị trợ thính vô tác dụng.
Cách ly bé với âm nhạc
Âm nhạc là cửa sổ tâm hồn, âm nhạc không biên giới. Trên thế giới có nhiều thiên tài âm nhạc điển hình là Beethoven – một người khiếm thính mà là nhà soạn nhạc lừng danh. Nhưng bố mẹ quên mất rằng khi bé đeo máy trợ thính phù hợp hay đã cấy ốc tai điện tử, bé có thể thưởng thức âm nhạc như trẻ bình thường. Nhưng bố mẹ nhiều khi lại cho rằng bé bị khiếm thính thế thì cần gì phải nghe nhạc.”
Nhưng việc thưởng thức âm nhạc chính là cánh cửa giúp bé hòa nhập tốt với cộng đồng. Âm nhạc là âm thanh tự nhiên, kích thích não bộ giúp bé vừa thư giãn vừa giúp não bé tiếp nhận âm thanh tự nhiên. Việc dùng âm nhạc trong các lớp AVT đang dần được ứng dụng tại Việt Nam.
Tại Singapore, mghệ sỹ dương cầm Azariah Tan cũng bị khiếm thính. Anh đã tốt nghiệp xuất sắc Nhạc viện và thường được mời biểu diễn tại các hội nghị về máy trợ thính do Siemens – Signia tổ chức. Bạn có thể theo dõi trích đoạn biểu diễn của anh ấy trong clip này.

Lớp trị liệu thính giác – lời nói (AVT) của Công ty TNHH Trợ Thính Quang Đức có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tận tâm, hỗ trợ phụ huynh giúp các bé sớm quay trở lại với trường hòa nhập.

Để tìm hiểu thêm về Lớp trị liệu thính giác – lời nói (AVT) của Công ty Quang Đức. Vui lòng liên hệ hotline 1800 1056 để sắp xếp thời gian thuận tiện nhất.