Rối loạn tiền đình là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai và buồn nôn. Điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị và chẩn đoán rối loạn tiền đình, từ thuốc, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, châm cứu đến các thiết bị chẩn đoán hiện đại VNG, VHIT, TRV.
1. Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn tiền đình
Ưu điểm:
- Giảm triệu chứng nhanh chóng: Thuốc có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và ù tai.
- Tiện lợi và dễ sử dụng: Thuốc thường có dạng viên uống hoặc tiêm và có thể sử dụng tại nhà, mang lại sự tiện lợi.
Nhược điểm:
- Chỉ giảm triệu chứng tạm thời: Thuốc không điều trị tận gốc các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà chỉ làm giảm các triệu chứng. Đôi khi sử dụng nhiều sẽ sẽ không còn cảm thấy tác dụng.
- Tác dụng phụ: Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, và các vấn đề về dạ dày.

2. MRI và CT (Chẩn Đoán Hình Ảnh)
Ưu điểm:
- Phát hiện bất thường cấu trúc: MRI và CT là các phương pháp giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc của não bộ, tai trong, hoặc mạch máu từ đó hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Cả MRI và CT đều có chi phí cao và cần phải thực hiện trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có thiết bị hiện đại.
- Khả năng phát hiện hạn chế: không hiệu quả trong xác định hầu hết các rối loạn tiền đình ngoại biên, như viêm dây thần kinh tiền đình hoặc bệnh Menière…

3. Châm cứu
Ưu điểm:
- Cải thiện tình trạng chóng mặt: Giảm cường độ các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, …
- Ít tác dụng phụ: Đây là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, giúp bệnh nhân hồi phục dần và ít để lại tác dụng phụ.
- Không dùng thuốc: hiệu quả đối với người bệnh có dị ứng hay bị ảnh hưởng bởi thuốc.
Nhược điểm:
- Không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
- Thời gian điều trị lâu dài: Cần kiên nhẫn để thấy được kết quả, điều này có thể mất thời gian và công sức.
- Không phải là công cụ để chẩn đoán các nguyên nhân rối loạn tiền đình.
- Không thể thay thế cho các phương pháp điều trị thông thường.

4. Phẫu Thuật
Ưu điểm:
- Điều trị hiệu quả các bất thường cấu trúc gây rối loạn tiền đình: U dây thần kinh, hở ống bán khuyên, …
Nhược điểm:
- Chi phí cao và thời gian hồi phục lâu: Phẫu thuật đòi hỏi phải nằm viện, chi phí tốn kém và thời gian phục hồi lâu dài.
- Rủi ro: Phẫu thuật luôn có rủi ro nhất định như nhiễm trùng, chảy máu, và tổn thương các mô xung quanh.
Không giải quyết được một số vấn đề rối loạn tiền đình khác.

5. Các Thiết Bị Chẩn Đoán và Điều Trị Kết Hợp: VNG, VHIT, Ghế TRV
Ưu điểm:
- Chẩn đoán chính xác và chi tiết: Các thiết bị này giúp xác định rõ ràng các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình, từ đó điều trị tận gốc các yếu tố gây ra tình trạng này.
- Phân biệt rối loạn: Cho phép phân biệt các vấn đề rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Giúp nhận diện,hỗ trợ phân biệt giữa các rối loạn tiền đình thông thường với triệu chứng do đột quỵ.
- Ghế TRV kết hợp VNG: Cung cấp một phương pháp hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).
Nhược điểm:
- Không phải lúc nào cũng sẵn có: Hiện tại, các thiết bị này chưa được trang bị ở tất cả các bệnh viện, đặc biệt là tại những khu vực xa xôi.

Mỗi chuyên khoa lại có tiếp cận khác nhau trong chẩn đoán, xét nghiệm thăm dò trong chẩn đoán, điều trị rối loạn tiền đình nhưng đôi khi vẫn bỏ sót nhiều chẩn đoán nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện nay với sự xuất hiện các thiết bị, công cụ như VNG, VHIT, TRV giúp việc chẩn đoán điều trị rối loạn tiền đình trở nên nhanh chóng và chính xác hơn so với trước đây.
Ở Việt Nam, hai đơn vị đã trang bị đầy đủ các thiết bị này à Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội và Bệnh viện Quân Y 175 Hồ Chí Minh giúp việc tiếp cận trong điều trị rối loạn tiền đình ngày một dễ dàng hơn.
>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: