ỨNG DỤNG ĐO OAES TRONG THEO DÕI NGỘ ĐỘC THÍNH GIÁC

ỨNG DỤNG ĐO OAES TRONG THEO DÕI NGỘ ĐỘC THÍNH GIÁC

Một ứng dụng của phép đo âm ốc tai đó là theo dõi ngộ độc thính giác. Các tác nhân gây ngộ độc thính giác bao gồm các loại thuốc kháng sinh (đặc biệt là aminoglycoside), thuốc lợi tiểu quai như furosemide, thuốc hóa trị liệu bao gồm cisplatin và carboplatin. Các thuốc này dùng điều trị cho những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng. Các giao thức của phép đo nhằm mục đích hỗ trợ xác định ngộ độc thính giác, từ đó đưa ra quyết định thay đổi liều lượng thuốc, điều chỉnh phát đồ điều trị và phục hồi chức năng sớm để giảm thiểu ảnh hưởng đến ngộc độc thính giác.

Qua phần lớn các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất thính lực do cisplatin được phát hiện là 11% đến 97% (trung bình là 62%) (Schweitzer, 1993). Theo nghiên cứu của Kennedy và nhóm cộng sự vào năm 1990, tỷ lệ mất thính lực do carboplatin là 19%, trong khi đó tỷ lệ này ở mức 82% trong nghiên cứu của nhóm Parsons năm 1998. Vào năm 2006, Lanvers-Kaminsky và nhóm nghiên cứu kết luận rằng độ giảm thính lực không thể dự đoán được dựa trên liều lượng hoặc nồng độ bạch kim trong huyết tương mà mức độ biến đổi này cần phải theo dõi ngộ độc thính giác được biểu hiện ở từng cá thể bệnh nhân.

Trong các nghiệm pháp đo âm ốc tai, nghiệm pháp đo âm ốc tai sản phẩm nhiễu (DPOAEs) theo dõi ngộ độc thính giác tốt hơn so với nghiệm pháp đo âm ốc tai kích gợi thoáng qua (TEOAEs); Trong khi giới hạn trên của nghiệm pháp TEOAEs là 5 kHz thì nghiệm pháp DPOAEs có thể đo ở tần số cao hơn. Hơn nữa, nghiệm pháp DPOAE cung cấp thông tin cụ thể từng tần số liên quan đến kết quả có được một cách cách hiệu quả và rõ ràng hơn. DPOAE còn là một phép đo khách quan chức năng tế bào lông ốc tai, phần bị tổn thương bởi các tác nhân gây ngộ độc thính giác. Phương pháp đo khách quan này phát huy giá trị khi đánh giá sức nghe ở trẻ nhỏ. Các phép đo khách quan là một bổ sung hữu ích cho quy trình đo khi có nghi ngờ về phản ứng hành vi hoặc cho những cá nhân không đủ điều kiện để thực hiện phép đo đánh giá hành vi.

 

Thực hiện kết hợp giữa đo thính lực tần số cao và đo DPOAE

Ngộ độc thính giác xảy ra đầu tiên ở phần đáy của ốc tai – nơi tiếp nhận âm thanh tần số cao (Theo nghiên cứu của Leigh-Paffenroth năm 2005). Lý tưởng nhất là kết hợp đo thính lực tần số cao và đo DPOAE, khi có thể. Nhóm nghiên cứu của Knight (năm 2006) đã xác định xu hướng chuyển biến của quá trình ngộ độc thính giác là: đầu tiên được phát hiện ở kết quả đo thính lực tần số cao, sau đó là kết quả đo DPOAEs và sau cùng là ở các tần số đo thính lực thông thường. Đối với những người không thể đo thính lực tần số cao, nghiệm pháp DPOAE có thể đo tới 10 kHz nhờ sử dụng phần mềm OAE Suite Interacoustics, giúp cung cấp thông tin chẩn đoán có giá trị tương đương.

Nhĩ lượng là một phép đo thay thế hữu ích khi không thực hiện được phép đo DPOAE do có rối loạn chức năng tai giữa – bệnh có tỷ lệ mắc cao ở đối tượng trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm miễn dịch bởi các tác nhân gây ngộ độc thính giác (Theo nghiên cứu của Ganesan và cộng sự năm 2018). Hiện tại, máy đo Titan có tích hợp chức năng Pressurized DPOAEs, là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng các nhóm bệnh nhân trên, vì phương pháp đo OAE này có thể khắc phục được ảnh hưởng của rối loạn chức năng tai giữa (Theo nghiên cứu của Beck năm 2016; Zebian năm 2013 ). Điều này đặc biệt thích hợp để loại bỏ các tác động gây nhiễu do rối loạn chức năng tai giữa đối với kết quả đo OAE trong quá trình đo theo dõi ngộ độc thính giác.

Mức độ giảm thính lực do ngộ độc thính giác và các nhân tố tiềm ẩn (tuổi, chức năng tai giữa, độ tin cậy và khả năng thực hiện kiểm tra hành vi) có độ biến thiên cao; vì vậy cần phải thực hiện đầy đủ các phép đo để có được thông tin cơ bản trước khi theo dõi điều trị ngộ độc thính giác. Trong phần mềm OAE Suite của Interacoustics, các kết quả đo trước có thể được chồng lên nhau, cho phép so sánh trực tiếp để phân tích dữ liệu hiệu quả.

Tiếp tục sẽ có một số khó khăn trong việc đo DPOAEs tần số cao có thể liên quan đến kích thước, sự cộng hưởng của ống tai và độ sâu của đầu dò trong tai. Lặp lại thao tác đo, chú ý chỉnh đầu dò cẩn thận mỗi khi đo, đặc biệt là khi đo ở tần số 10 kHz, có thể giúp tăng độ tin cậy của kết quả đo. Tính năng so sánh trong Interacoustics OAE Suite có thể hỗ trợ so sánh các kết quả trong mỗi lần đo, để từ đó đảm bảo có được một kết quả phù hợp nhất sử dụng cho quá trình theo dõi.

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.

>>> tìm hiểu thêm: