Theo thống kê của WHO, hiện nay có khoảng 1,1 tỷ (độ tuổi từ 12-35) đang sử dụng thiết bị âm thanh (chủ yếu là tai nghe) với mức âm lượng nguy hiểm. Tuy nhiên, chính thói quen này đã và đang làm nhiều người vướng vào bệnh tật.

 

Tác hại khủng khiếp với việc đeo tai nghe liên tục nhiều giờ với âm lượng cao

Tai mỗi người có nhiều tế bào thính giác và trong đó, mỗi tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số âm thanh khác nhau. Việc đeo tai nghe quá lâu sẽ khiến các tế bào lông bị kích thích mạnh gây mệt mỏi, tai thường bị ù. Đặc biệt, với những người sử dụng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày với âm lượng cao thì lâu dần sẽ bị giảm thính giác, có thể làm tai bị nhiễm trùng hoặc điếc tạm thời. Trong đó, những hình thái tổn thương tai khi đeo tai nghe sai lầm phổ biến như sau:

Suy nhược tế bào thần kinh tai trong: Việc đeo nghe liên tục sẽ làm các tế bào thần kinh trong ốc tai bị làm việc quá sức khi chịu đựng tiếng ồn lâu. Khi người khác nói, các bệnh nhân thường có cảm giác “lùng bùng” trong tai, nghe không hiểu phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Thậm chí có những người có những biểu hiện như: nhức đầu, tức ngực, hoa mắt… Ngoài việc tổn thương thính giác, việc đeo tai nghe qua lâu còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Đặc biệt, việc đeo tai nghe với âm thanh càng lớn (trên 85db) liên tục trên hai giờ và kéo dài trong nhiều ngày sẽ làm giảm thính lực. Tuy nhiên, người dùng không phải dễ dàng nhận biết mình đang bị giảm thính lực, sau đó một thời gian họ mới nhận ra.

Ngoài ra, việc đeo tai nghe khi đang lái xe, điều khiển máy móc, làm nghề trên cao… sẽ làm người dùng làm thần kinh mệt mỏi, dẫn đến nguy cơ dễ gây tai nạn. Thói quen đeo tai nghe khi ngủ sẽ là não bộ hoạt động liên tục, khi thức dậy sẽ làm cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, làm việc kém chất lượng. Bên cạnh đó, nút tai nghe nếu không vệ sinh kỹ sẽ làm viêm ống tai, nhiễm nấm… Nếu tai nghe không vừa vặn sẽ khiến ống tai, cửa tai bị ê nhức…

Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) cho biết:

“Những trường hợp có biểu hiện như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau tai, hoa mắt, nghe âm thanh khác lạ trong tai chỉ mình nghe thấy là biểu hiện của chấn thương âm thanh cấp tính cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay”.

Nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu của các triệu chứng trên hay liên hệ ngay đến cơ sở Trợ Thính Quang Đức gần nhất hoặc liên hệ hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.