Tầm quan trọng của việc đo sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh
Tại sao phải đo sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh? Bài này sẽ cho bạn biết cách giúp phát hiện sớm trẻ khiếm thính và giải thích cho mọi người hiểu về sự cần thiết của việc đo này!
Sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh là gì?
Từ lúc mới sinh ra, hầu hết các em bé đều có thính lực bình thường và có thể nghe được âm thanh. Tuy nhiên trong 1000 đứa trẻ được sinh ra thì sẽ có 1-3 trẻ bị khiếm thính.
Những đứa trẻ này không thể nghe trọn vẹn những gì cha mẹ nói, hát hoặc đọc cho chúng nghe, điều này làm trẻ chậm biết nói và chậm phát triển ngôn ngữ sau này.
Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh giúp xác định được trẻ có nguy cơ giảm thính lực để kịp thời đưa ra đánh giá và can thiệp sớm.
Việc đo sàng lọc thính lực có thể được thực hiện bởi y bác sĩ trong bệnh viện hoặc chuyên gia thính học.
Nhiều quốc gia đã triển khai phổ biến đo sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh để đảm bảo rằng mọi em bé ngay sau khi sinh ra đều được kiểm tra thính lực.
>>> tìm hiểu thêm: 4 LÝ DO NÊN ĐO THÍNH LỰC TẦN SỐ CAO
Khi một em bé có kết quả đo sàng lọc thính lực là không Pass, điều đó có nghĩa là gì?
Khi cho ra kết quả đo không Pass, hãy thực hiện lại phép đo nhiều lần. Lúc này em bé có thể bị giảm thính lực và cần được theo dõi.
Điều đó không có nghĩa là em bé chắc chắn bị khiếm thính vĩnh viễn. Những tác nhân tạm thời có thể ảnh hưởng đến kết quả đo ngay cả khi bé đó có thính lực bình thường. Những tác nhân này bao gồm:
1. Ống tai bị chặn bởi nước ối hoặc vernix (lớp phủ màu trắng trên da), lớp phủ này sẽ sạch sau vài ngày tắm cho bé.
2. Em bé cựa quậy hoặc tỉnh giấc trong quá trình đo sàng lọc.
3. Ảnh hưởng từ phòng đo như tiếng ồn xung quanh hoặc nhiễu điện
Vì vậy, người thực hiện đo sàng lọc phải cố gắng kiểm soát tất cả các yếu tố trên để cho ra kết quả đáng tin cậy.
1. Hãy nên chỉ bắt đầu tiến hành đo sàng lọc cho bé sau ít nhất 12 giờ khi sinh ra để ống tai bé hết nước ối.
2. Tốt nhất nên đo khi em bé ngủ yên và đã được bú no.
3. Phòng đo phải thật yên tĩnh.
Khi trẻ có kết quả đo không Pass ở lần đo đầu tiên, sẽ tiến hành đo lại lần thứ hai trước khi đưa bé đi kiểm tra ở các phép đo chuyên sâu.
Điều gì xảy ra sau vài lần sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh bị thất bại?
Nếu sau nhiều lần sàng lọc thất bại thì ta nên thực hiện thêm phép đo chuyên sâu để đánh giá theo dõi. Các phép đo chẩn đoán thường được thực hiện bởi các chuyên gia thính học hoặc bác sĩ tai mũi họng.
Phép đo này sẽ kết luận em bé có bị giảm thính lực hay không, cũng như xác định mức độ và loại nghe nghe kém.
Hiểu được nguyên nhân, mức độ và loại nghe kém có vai trò quan trọng trong việc xác định phương pháp can thiệp.
Đối với em bé bị nghe kém vĩnh viễn, có thể hỗ trợ chức năng nghe bằng Máy trợ thính, Cấy ốc tai điện tử hoặc có các biện pháp can thiệp sớm (giáo dục khiếm thính, trị liệu lời nói & ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp)”
Một đứa trẻ bị giảm thính lực nếu được can thiệp sớm trong vòng 6 tháng tuổi thường sẽ có kỹ năng nói và ngôn ngữ phát triển bình thường.
Phải làm gì nếu tại bệnh bệnh viện/ quốc gia bạn sinh sống không có chương trình sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh?
Việc đo sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh đại trà đang được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn nhiều quốc gia không có chương trình này.
Ở một số khu vực, các thiết bị để đo sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh và các thiết bị để đo chẩn đoán còn rất hạn chế hoặc thậm chí không có.
Nếu nơi bạn đang sống không có chương trình đo sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh đại trà và bạn lo lắng khả năng nghe của con bạn không bình thường, các chuyên gia sau sẽ cho bạn thông tin hữu ích nhất:
– Bác sĩ khoa nhi.
– Bác sĩ tai mũi họng.
– Chuyên gia thính học.
>>> tìm hiểu thêm: KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN
Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.