Quai bị là một bệnh lây nhiễm cấp tính do visrus quai bị gây nên. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn. Bệnh chỉ kéo dài trong một vài tuần, nhưng ảnh hưởng lại kéo dài suốt đời. Có thể thấy được việc Suy giảm thính giác do quai bị là hoàn toàn có thể xảy ra và chúng ta nền phòng ngừa.
Các triệu chứng của bệnh quai bị là gì ?
Quai bị có lẽ được biết đến nhiều nhất vì gây sưng đau tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên của khuôn mặt. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau khi nhai hoặc nuốt.
- Sốt.
- Đau đầu.
- Đau cơ.
- Yếu và mệt mỏi.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Có thể không có triệu chứng – nhưng vẫn gây ra các biến chứng sau này.
Biến chứng của quai bị là gì ?
Bên cạnh mất thính lực, quai bị có thể gây viêm và sưng ở các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm tinh hoàn, tuyến tụy, buồng trứng, não và màng não. Nhưng hầu hết các biến chứng này là rất hiếm.
Quai bị gây mất thính giác như thế nào ?
Chúng ta vẫn chưa biết chính xác bệnh quai bị gây tổn hại đến thính giác như thế nào. Một số chuyên gia nghĩ rằng nó có thể làm tổn thương tế bào lông thính giác trong ốc tai, tổn thương các mạch máu cung cấp máu cho tai trong, tổn thương thần kinh thính giác hoặc vùng não thính giác. Những người mất thính giác do quai bị hầu hết là mất thính giác dạng tiếp nhận, thường ở một bên tai, hiếm khi găp cả hai tai. Mất thính giác do do quai bị thường là không hồi phục. Đây là một biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân. Mặc dù thính giác không thể phục hồi như bình thường, nhưng cũng có những giải pháp để cải thiện khả năng nghe và giao tiếp như:
- Máy trợ thính có thể giúp cho những người bị mất thính lực từ nhẹ đến trung bình. Chuyên viên tư vấn ở trung tâm thính học có thể giúp bạn chọn máy trợ thính có công suất & kiểu dáng phù hợp nhất với bạn.
- Thiết bị trợ thính đường xương có thể là một lựa chọn tốt cho những người bị mất thính giác một bên. Thiết bị được phẫu thuật cấy ghép này sử dụng khả năng truyền âm thanh tự nhiên qua dẫn truyền xương từ bên tai nghe bình thường.
- Cấy ốc tai điện tử là một lựa chọn cho những người bị mất thính giác trầm trọng cả hai bên. Thiết bị này truyền âm thanh đến một dãy điện cực được cấy ghép bỏ qua ốc tai bị tổn thương và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác.
- Dùng ngôn ngữ ký hiệu là sử dụng cử chỉ tay, ngôn ngữ cơ thể và nét mặt kết hợp với hình dạng miệng để diễn tả lời nói khi giao tiếp nếu không hiệu quả với các thiết bị trợ thính.
Tuy nhiên, mất thính giác liên quan đến quai bị thường là không phổ biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 1 trong 15.000 người bệnh quai bị biến chứng này.
Quai bị có thể ngăn ngừa như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý quai bị, cho nên cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với bệnh quai bị sau khi được tiêm phòng đầy đủ. Vắc xin quai bị thường được tiêm dưới dạng kết hợp sởi-quai bị-rubella.
Nếu nghi ngờ có nghe kém do quai bị cần làm gì?
Trong trường hợp bạn hoặc một thành viên trong gia đình bạn bị mất thính lực sau quai bị. Hãy lên lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa tư vấn thính học càng sớm càng tốt để thực hiện các test thính học. Các test này giúp chẩn đoán xác định dạng và mức độ nghe kém để có thể chọn giải pháp phù hợp nhất hỗ trợ sức nghe trong giao tiếp. Đồng thời, nó giúp tăng chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngày với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.
>>> tìm hiểu thêm bài viết: