Nghe kém dấu hiệu nhỏ – phiền muộn lớn
Thử tưởng tượng bạn vốn là người thích tham gia các hoạt động xã hội. Bạn hay đi xem phim, xem kịch hoặc du lịch đó đây. Dạo này bỗng nhiên bạn cảm thấy cần phải cố gắng để có thể nghe rõ xem mọi người xung quanh nói gì với bạn, nhưng đôi khi sự cố gắng của bạn cũng không mang lại kết quả.
Tại sao lại nghe kém ?
Các dấu hiệu nhận biết
Khi gặp một trong các biểu hiện như trên, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Sau khi hỏi bạn về các tình trạng sức khỏe chung và các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân sau đó tập trung khám vùng tai mũi họng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu nghi ngờ bạn có nghe kém, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm các nghiệm pháp thăm dò chức năng nghe để đánh giá mức độ nghe kém cũng như sơ bộ chẩn đoán loại nghe kém và vị trí tổn thương của cơ quan thính giác để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Ðiều trị như thế nào?
Nếu bạn bị nghe kém do tuổi hoặc do tiếng ồn, có thể khắc phục bằng cách đeo máy trợ thính. Các máy này ngày càng trở nên phổ biến với nhiều chủng loại, hình dạng và công suất khác nhau phù hợp với nhu cầu và mức độ nghe kém của mỗi người. Hiện nay với những người nghe kém quá nặng, đeo máy trợ thính không cải thiện được, còn có thể có giải pháp là phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, tuy nhiên giá thành của phẫu thuật này tương đối cao nên không phải ai cũng có điều kiện chi trả. Bạn cũng cần học một số kỹ năng để có thể chung sống với dấu hiệu nghe kém, ví dụ như cần chú ý hơn vào cử chỉ, nét mặt, tư thế của người đối thoại cũng như cao độ giọng của họ. Nếu nghe kém do các nguyên nhân khác, có thể điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Ví dụ: lấy nút ráy, lấy bỏ dị vật trong ống tai, điều trị nội khoa các viêm nhiễm ở tai, phẫu thuật lấy bỏ tổn thương viêm, vá lại màng nhĩ hoặc tái tạo hệ thống xương dẫn truyền âm trong tai giữa, phẫu thuật lấy bỏ các khối u tai ngoài hoặc tai giữa…
Phòng bệnh nghe kém
Bạn cần tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, không nghe nhạc với âm lượng quá lớn, nhất là khi bạn nghe bằng tai nghe. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn, cần đeo các thiết bị bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng. Nên tránh ngoáy tai vì ngoáy tai không đúng có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ, đồng thời gây ra các bệnh lý viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai. Nếu bị bất cứ dấu hiệu gì bất thường của vùng tai mũi họng hoặc về sức nghe, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh, nhờ đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.