Nghe kém: nguyên nhân & giải pháp

Nghe kém: nguyên nhân & giải pháp

Độ lớn âm thanh

Độ lớn âm thanh được đo bằng đơn vị decibels, kí hiệu là “dB”. 1 đơn vị decibel thể hiện cường độ tương đối của âm thanh trên thang đo từ 0 cho âm thanh trung bình thất nhất cảm nhận được, đến khoảng 100 dB, gần mức âm thanh mà hầu hết mọi người thấy khó chịu. Lời nói bình thường khoảng từ 50 đến 60 dB. Biểu đồ sau đây minh họa sự sắp xếp âm thanh theo thang đo decibel. Khi một cá nhân tiếp xúc với tiếng ồn quá mức, những cấu trúc nhạy cảm của tai trong, như các tế bào lông, sẽ bị tổn thương, gây ra tình trạng giảm thính lực do tiếng ồn (NIHL).

Độ lớn âm thanh

Tìm hiểu về việc giảm thính lực

Nghe kém ảnh hưởng đến rất nhiều người khắp nơi trên thế giới. Và sự ảnh hưởng này tác động theo nhiều cách khác nhau. Theo thời gian, nghe kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc giao tiếp và các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Vì vậy nếu cứ để tổn thương về thính giác kéo dài mà không điều trị, thì vấn đề không đơn thuần thuộc về tình trạng thể chất, sức khỏe nữa, mà còn trở nên là vấn đề về tâm lý.  Rất quan trọng để phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
Nếu bạn bị giảm thính lực, rất cần để biết rằng bạn không hề đơn độc. Thực tế, bạn nằm trong số khoảng 500 triệu người khiếm thính trên thế giới. Điều này có nghĩa là cứ 6 người sẽ có 1 người bị giảm thính lực. Nhưng có thể yên tâm hơn, khi bạn cũng biết rằng, với trình độ công nghệ tiến tiến ngày nay, đã và đang giúp cải thiện việc giao tiếp ít nhất cho 90% người khiếm thính, thông qua các biện pháp chẩn đoán chính xác:
•    Đo thính lực đơn âm
•    Đo nhĩ lượng
•    Đo âm ốc tai (OAE)
•    Đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR)
và những giải pháp hữu hiệu:
•    Đeo máy trợ thính
•    Cấy điện cực đường xương (BAHA)
•    Cấy điện cực ốc tai
•    Hệ thống hỗ trợ luyện nghe nói (FM)

Nguyên nhân của sự giảm thính lực

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra giảm thính lực, bao gồm:

  • Tiếp xúc lâu với tiếng ồn
  • Di truyền
  • Bệnh
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Chấn thương
  • Ráy tai
  • Lão hóa
  • Giảm thính lực do tiếng ồn

Tìm hiểu thêm: Quy trình đo khám thính lực

Thính giác sẽ bắt đầu bị tổn thương nếu nghe lâu ở cường độ âm thanh từ 85 dB. Ví dụ nếu bạn nghe âm thanh lớn ở các buổi hòa nhạc, máy MP3, bạn sẽ có cảm giác rằng bạn không còn nghe được tốt sau đó nữa. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào lông của cơ quan thính giác bị tổn thương tạm thời. Một thời gian yên tĩnh sau đó, chúng được phục hồi trở lại. Điều này được gọi là suy giảm thính giác tạm thời, TTS

Tuy nhiên, nếu bạn liên tục chịu đựng như vậy trong thời gian dài sau đó dưới áp lực cực độ của tiếng ồn, những tế bào lông này sẽ bị tổn thương nặng và không thể tái sinh được nữa. Điều này gọi là suy giảm thính giác vĩnh viễn, PTS. Nghe nhạc lớn ở các buổi hòa nhạc, vũ trường hoặc bằng tai nghe có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Cường độ âm thanh qua tai nghe, có thể lên đến 110-120 dB. Một tiếng nổ lớn như pháo hoa cũng có thể gây ra giảm thính lực đột ngột do tiếng ồn.

Những người làm việc trong môi trường ồn ào có nguy cơ bị suy giảm thính lực nhất. Công nhân xây dựng, công nhân nhà máy, hay làm ở đường băng sân bay, và các nhạc công nên đeo thiết bị bảo hộ cho thính giác. Một tác nhân khác của tiếng ồn có thễ là chứng ù tai. Đây là khi một hoặc cả 2 tai nghe thấy có những âm thanh mà không phải từ môi trường xung quanh bên ngoài. Nói cách khác, những âm thanh nghe được thực sự không tồn tại. Nó thường được mô tả như những tiếng chuông trong tai, ở mức độ và hình thức khác nhau.

Bạn nên làm gì?
Sự lựa chọn hợp lý nhất là phòng ngừa, đeo thiết bị bảo vệ thính giác. Sử dụng các nút tai, mũ len có bịt tai hoặc các phụ kiện cá nhân cho đôi tai với các hệ thống lọc khác nhau.

 

Kiểm tra khả năng nghe

Theo một nghiên cứu, 16% người lớn ở châu Âu – tức hơn 71 triệu người –  bị giảm thính lực ở cường độ hơn 25 dB, 1 mức độ mà tổ chức y tế thế giới xác định là bị khiếm thính. Bạn có bị như thế?
Trong hầu hết các trường hợp, sự nghe kém phát triễn một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Do đó, nên kiểm tra thính lực thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện ở phòng khám tai mũi họng hoặc ở 1 công ty trợ thính. Kết quả sẽ xác định khả năng nghe của bạn.
Có 2 cách đo để xác định khả năng nghe:
Đo thính lực chủ quan, đòi hỏi sự chủ động phối hợp của người được đo trong lúc kiểm tra thính lực.

Đo thính lực khách quan, được tiến hành mà không yêu cầu người được đo làm gì cả,  và do đó rất phù hợp để đo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 

>>> tìm hiểu thêm: NGHE KÉM DẤU HIỆU NHỎ – PHIỀN MUỘN LỚN

Dấu hiệu giảm thính lực

Có nhiều loại nghe kém ở các mức độ khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng về cơ bản, dấu hiệu của sự nghe kém là giống nhau.

Nếu bạn nói “có” với bất kì câu hỏi nào sau đây, có thể bạn đang có một số vấn đề liên quan đến nghe kém. Chúng tôi mong bạn đến kiểm tra thính lực ở tại các trung tâm chăm sóc thính lực chuyên nghiệp.

Mọi người luôn phàn nàn rằng bạn mở volume TV hay radio quá lớn?
Bạn bỏ lỡ những cuộc thăm hỏi hay điện thoại từ bạn bè vì bạn không nghe được tiếng chuông cửa hay tiếng điện thoại reo?
Bạn có nhiều khó khăn khi trò chuyện giao tiếp trong môi trường đông đúc và ồn ào?
Bạn cảm giác mọi người nói chuyện rất nhỏ và không rõ ràng?
Người khác nói rằng bạn nói chuyện quá lớn?
Bạn hay yêu cầu người khác lặp lại lời nói?
Bạn bè và gia đình nhận thấy bạn đang có những vấn đề về việc nghe?

Bạn mất 1 thời gian rất khó khăn để hiểu được các từ trong 1 bài hát nổi tiếng khi nghe qua radio?

 

>>> tìm hiểu thêm: LÃO THÍNH – GIẢM THÍNH LỰC NGƯỜI CAO TUỔI: PHÁT HIỆN SỚM, CẢI THIỆN ĐƯỢC

Các loại nghe kém

Nghe kém có thể xảy ra do 1 trong 2 hay cả 2 nguyên nhân sau đây:

Nghe kém dẫn truyền:

Là loại giảm thính lực do rối loạn hay bệnh làm hạn chế khả năng dẫn truyền của âm thanh qua tai ngoài hay tai giữa. Loại này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc dược phẩm. Một số trường hợp, máy trợ thính có thể được chỉ định để hỗ trợ cải thiện khả năng nghe.

Nghe kém tiếp nhận:

Là loại giảm thính lực ảnh hưởng đến tai trong hay các dây thần kinh. Trong trường hợp này, âm thanh truyền qua tai ngoài và tai giữa nhưng tai trong truyền âm thanh kém hiệu quả. Loại nghe kém này thường xảy ra do tổn thương của các tế bào lông nằm trong ốc tai. Điều này làm giảm đi khả năng tiếp nhận cường độ và chất lượng âm thanh. Với loại nghe kém này, có thễ sử dụng máy trợ thính, thiết bị này sẽ khuếch đại âm thanh lên để bù cho việc giảm khả năng ở trên.

Nghe kém hỗn hợp:

Là sự xãy ra đồng thời của cả nghe kém tiếp nhận và nghe kém dẫn truyền.

 

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.