Hearing Health Fund (HHF), tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận lớn nhất của Hoa Kỳ về sức nghe. Nhân tuần lễ Nâng cao nhận thức về não bộ, HHF công bố thông tin về sự liên hệ giữa sức nghe và sức khoẻ của não bộ.
Tai và não cùng làm việc để hiểu và diễn giải âm thanh. Việc nghe xảy ra khi dây thần kinh thính giác phát tín hiệu từ các tế bào lông trong ốc tai theo dây thần kinh tới não. Khi những tế bào lông này bị tổn thương gây mất thính giác. Thính giác không được điều trị làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh tâm thần. Một hệ thống thính giác lành mạnh, trong đó não có thể xử lý âm thanh, làm tăng nhận thức, cải thiện trí nhớ và tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân.
Thính giác kém có liên quan đến suy giảm trí tuệ và chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi theo một nghiên cứu được công bố trong JAMA Internal Medicine và một số nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Johns Hopkins. Các nhà nghiên cứu kết luận giảm sự tham gia của xã hội và mất thính giác không được điều trị có thể dẫn đến chức năng nhận thức kém và suy giảm tinh thần nhanh hơn. May mắn thay, điều trị bao gồm phẫu thuật và máy trợ thính có thể cải thiện thính giác.
Các bệnh tâm thần, bao gồm trầm cảm và tâm thần phân liệt, liên quan đến việc mất thính giác không được điều trị. Theo một nghiên cứu ở Khoa Tai Mũi Họng, có 11,4% người lớn bị thính giác tự báo cáo có trầm cảm vừa phải đến trầm trọng, gần gấp đôi so với những người có thính giác bình thường. Những người bị nghe kém báo cáo cảm thấy không thoải mái trong việc giao tiếp nhóm, nói chuyện vào những thời điểm không thích hợp, nói chuyện ngoài chủ đề, hoặc chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện vì nói chuyện dễ dàng hơn nghe. Ngoài trầm cảm, mất thính giác có liên quan đến tâm thần phân liệt.
Khiếm thính là một khuyết tật vô hình, thường không được chú ý hoặc bỏ qua ngay cả bởi những người bị ảnh hưởng. Giám đốc điều hành HHF, Nadine Dehgan, chỉ ra rằng “Có thể ngăn ngừa được tình trạng giảm thính lực do phơi nhiễm tiếng ồn quá mức – tất cả chúng ta đều phải thực hiện các biện pháp đơn giản như giảm âm lượng và sử dụng chụp hay nút bít tai trong những tình huống tiếng ồn quá mức.”
Nguồn: Biên tập và lược dịch từ Tạp chí Boomer