THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN RA SAO
Sự phát triển khả năng nghe tự nhiên
Thật khó để định nghĩa thế nào là phát triển “bình thường” ở con người. Bởi mỗi cá thể phát triển theo cách riêng của mỗi người theo nhịp độ tiến triển của bản thân họ
Chúng tôi đã biên soạn một số các giai đoạn quan trọng của sự phát triển khả năng nghe. Điều quan trọng nhất là chú ý xem đứa trẻ có tiến bộ một cách tự nhiên qua những giai đoạn phát triển khác nhau, hơn là tập trung vào kết quả ở một giai đoạn cụ thể tại một độ tuổi cụ thể.
Các giai đoạn của sự phát triển khả năng nghe
Sự khích thích khi còn phôi thai
Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, khả năng nghe của đứa bé bắt đầu hình thành từ 20 tuần tuổi. Khả năng nghe sẽ phát triển và hoàn thiện trong suốt thời gian còn lại. Thai nhi có thể nghe các âm thanh bên ngoài bụng mẹ, và nghe tốt hơn các âm ở tần số thấp hơn là các âm ở tần số cao.
Từ 0 đến 4 tháng
Bé sẽ giật mình khi nghe tiếng động đột ngột hay các âm thanh lớn. Bé bắt đầu định hướng được âm thanh qua việc chuyển động mắt hay đầu.
Từ 3 đến 6 tháng
Bé bắt đầu quan tâm đến những âm thanh khác nhau. Tự thử nghiệm tạo ra tiếng động. Và dường như nhận ra được những giọng nói quen thuộc.
Từ 6 đến 12 tháng
Bé bắt đầu bập bẹ. Chúng bắt đầu hiểu các từ đơn giản như: “Mẹ”, “bai-bai”(tạm biệt) và tập nói từng từ theo người lớn.
Từ 12 đến 18 tháng
Từ ngữ bắt đầu được hình thành từ những tiếng bi-bô bập bẹ. Chúng có thể nói được khoảng 20 từ và hiểu được khoảng 50 từ.
2 tuổi
Bé có thế nói luôn miệng những câu đơn giản với vốn từ vựng khoảng từ 200 đến 300 từ. Bé rất thích đọc và có thể nhận ra tên của rất nhiều đồ vật trong các quyển truyện tranh
Từ 3 đến 4 tuổi
Bé có thể sử dụng từ và câu để bày tỏ ý muốn, để hỏi hoặc diễn tả cảm xúc của mình.. Vốn từ vựng, cách phát âm và khả năng hiểu tiến bộ rất rõ rệt trong những năm này.
Các phần tiếp theo
Các phần trước
PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH
Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:
– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người
– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.
Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN