THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: TẠI SAO CHÚNG TA BỊ GIẢM THÍNH LỰC

 

Khi có sự tổn thương ở bất kỳ phần nào trên con đường âm thanh đi qua trong hệ thống nghe của tai, khả năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.

Chỉ có một số bệnh lý nghe có thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, còn hầu hết phải nhờ vào sự hỗ trợ của máy trợ thính.

Có một số nhân tố có thể chi phối mức độ ảnh hưởng của khiếm thính lên sự phát triển của trẻ. Một đưa bé sinh ra bị nghe kém bẩm sinh sẽ có nguy cơ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ hơn một trẻ khác chỉ bị suy giảm thính lực sau khi khả năng truyền đạt của chúng đã hoàn chỉnh. Mức độ suy giảm thính lực cũng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng. mức độ càng nặng thì nguy cơ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ càng lớn.

Rất quan trọng nếu bệnh khiếm thính được chẩn đoán và điều trị sớm.  Nghiên cứu cho thấy trẻ khiếm thính có thể phát triển khả năng nói và ngôn ngữ tương tự như những trẻ bình thường nếu chúng được đeo máy trợ thính trước  sáu tháng tuổi.

Dấu hiệu nghe kém

Trẻ khiếm thính thường biết cách bù đắp sự nghe kém bằng việc trở nên nhạy hơn với các tín hiệu thông tin khác, như ánh sáng thay đổi khi cửa

đóng mở, sàn nhà rung hay sự chuyển động của gió. Chính vì thế, hành vi đáp ứng của chúng có vẻ khá bình thường, khó phát hiện trẻ bị nghe kém.

Kiểm tra sức nghe khi bé mới chào đời bởi các chương trình tầm soát nghe dành cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh khiếm thính. Ở những nơi không có chương trình kiểm tra thính lực cho trẻ thường xuyên, chính phụ huynh cũng có khả năng phát hiện ra dấu hiệu nghe kém của con mình.

Bạn nên tin vào trực giác của chính mình nếu nghi ngờ con bạn có vấn đề về nghe, hãy đến gặp chuyên gia thính học hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành kiểm tra thính lực cho bé. Với một đứa trẻ, không bao giờ là quá sớm để kiểm tra sức nghe; nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ khiếm thính được trang bị máy trợ thính càng sớm thì càng có thể phát triển tốt hơn kỹ năng ngôn ngữ.

Kiểm tra thính lực là một quá trình không đau và đơn giản để bạn biết rằng con trẻ đang có cảm nhận hết thế giới xung quanh hay không.

Chúng tôi đã thu thập được một loạt  những hành vi của trẻ có thể cho thấy trẻ có vấn đề về nghe. Mỗi đứa trẻ có một nhịp độ tiến triển riêng, vì vậy không có yếu tố nào để kết luận là trẻ bị nghe kém, nhưng cũng chỉ ra được rằng con của bạn đã không nghe được âm thanh đó qua tai.

Các dấu hiệu nghe kém

–    Không giật mình khi nghe âm thanh lớn

–    Không thể định hướng được nguồn âm thanh, ví dụ: quay đầu về hướng người đang nói chuyện. Trẻ bình thường khoảng năm đến sáu tháng tuổi thường cố gắng để tìm ra nguồn âm thanh xuất phát từ hướng nào

–    Thường xuyên yêu cầu mở âm lượng lớn hơn các hệ thống loa nghe – ngồi sát tivi, vặn lớn nút chỉnh âm lượng , thường hỏi “cái gì?” khi nghe, và không phản ứng khi được gọi tên

–    Thường xuyên sờ hay kéo một hoặc hai tai, điều này có thể chỉ ra áp lực hay bệnh trạng trong tai

–    Bé không còn bập bẹ hoặc hét to những âm thanh có cường độ cao khi bé được khoảng 6-8 tháng tuối

–    Thiếu những phản ứng bình thường với âm thanh – không phản ứng với những người thân sống cùng nhà khi trẻ khoảng sáu tháng tuổi

–    Bé không thể bập bẹ để phát triển thành âm, không thể nhận thức tiếng nói và từ vựng trong suốt hai năm đầu tiên

–    Không đáp ứng được các yêu cầu đơn giản như:” mang cho bố trái bóng nào!” – khi bé khoảng một năm tuổi, trừ phi bé trực tiếp nhìn bạn và thấy cử chỉ của bạn

–    Thu mình lại với các giao tiếp bên ngoài và biểu hiện “những hành động phản kháng” mạnh mẽ. Điều này có thể chỉ ra sự vô vọng trong việc liên tục hiểu nhầm do nghe kém

–    Thường xuyên hiểu sai các chỉ thị

Các loại khiếm thính

Nhiều người mất thính lực khi tuối về già. Dù hầu hết bệnh khiếm thính thực sự đến từ nguyên nhân tuổi tác, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất thính lực. Bao gồm các yếu tố di truyền, các bệnh lý thể trạng ( do bệnh trạng gây ra) và các bệnh lý tự phát (chưa rõ nguyên do). Suy giảm thính lực thường được chia thành hai dạng: nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tai mà còn có một loại nghe kém hỗn hợp, kết hợp của hai loại trên. Cần xác định nghe kém thuộc loại nào để có phương pháp điều trị phù hợp

Nghe kém dẫn truyền

Nghe kém dẫn truyền là hậu quả của việc âm thanh bị giảm trên đường đi từ tai ngoài vào tai trong. Có thể là do của sự bít kín hoặc tổn thương cấu trúc tai ngoài, ống tai hay tai giữa.

Sự truyền âm có thể bị cản bởi một hoặc nhiều yếu tố, ví dụ như quá nhiều hoặc quá ít áp lực trong tai giữa có thể ngăn màng nhĩ rung động tự do, xương tai giữa quá cứng hoặc trật khớp cũng làm giảm sự chuyển động tự do của xương.

Hầu hết sự nghe kém dẫn truyền có thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, quá trình điều trị có thể không hoàn toàn chữa lành bệnh. Vì vậy, người bị khiếm thính dẫn truyền có thể nhờ sự hỗ trợ từ máy trợ thính.

Nếu ráy tai được lấy hết ra mà không gây biến chứng, việc nghe cơ

Các nguyên nhân phổ biến của nghe kém dẫn truyền ở trẻ em

Có ráy tai hoặc các mảnh cứng khác trong tai

Sự tích lũy của các mảnh cứng như ráy tai trong ống tai có thể gây ra nghe kém dẫn truyền. Một khi đã xác định ráy tai là nguyên do góp phần dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực,  cần nhờ chuyên gia lấy ra. bản hoàn toàn hồi phục.

Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)

Nhiểm trùng tai giữa là loại rối loạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một ca nhiễm trùng cấp tính gây đau đớn và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu việc điều trị không được thực hiện kịp thời, thủng màng nhĩ có thể xảy ra sau đó. Màng nhĩ khỏe mạnh thường có thể tự làm lành các mô sẹo. Tuy nhiên, sự tích tụ các mô sẹo sau giai đoạn nhiễm trùng có thể gây ra bệnh nghe kém dẫn truyền, mà rất khó trở lại tình trạng ban đầu. Nhiễm trùng mãn tính, một dạng khác của viêm tai giữa, có thể không gây đau nhưng viêm có thể dẫn đến tình trạng nghe kém dẫn truyền mức độ nặng. Nhiễm trùng không được điều trị thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nghe kém tiếp nhận.

Nghe kém tiếp nhận

Nghe kém tiếp nhận là do sự tổn thương của tế bào lông ở tai trong (ốc tai), và / hoặc các sợi thần kinh dẫn các xung thần kinh từ tai trong đến não. Đây là loại bệnh khó có thể chữa lành bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nghe kém tiếp nhận thường được hỗ trợ bằng máy trợ thính.

Các nguyên nhân phổ biến của nghe kém tiếp nhận ở trẻ

Bẩm sinh

Đây là loại bệnh mà từ khi sinh ra con bạn đã mắc phải. Có thể do yếu tố di truyền, bắt nguồn từ tiền sử gia đình đã biết hoặc chưa biết. Mất thính lực bẩm sinh có thể là hậu quả của hội chứng di truyền (ví dụ: hội chứng down). Hoặc có thể phát sinh từ các tác nhân gây ảnh hưởng đến thai nhi như rượu, thuốc,  hoặc người mẹ mắc bệnh trước hoặc trong quá trình mang thai, hoặc biến chứng trong quá trình lao động.

Tổn thương do âm thanh

Liên tục tiếp xúc với âm thanh quá lớn hoặc có giai đoạn tiếp xúc với những âm thanh  đột ngột như pháo hoa,  súng có thể gây ra nghe kém tiếp nhận.

Nhiễm trùng

Một số trường hợp là hậu quả của nhiễm trùng như bệnh sởi, quai bị, viêm màng não hoặc bệnh ho gà, có thể dẫn đến các mức độ khác nhau của loại nghe kém tiếp nhận này.

Các phần tiếp theo

KIỂM TRA SỨC NGHE

THÍNH LỰC ĐỒ

CHẨN ĐOÁN

PHẦN 2: NUÔI DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN

VIỆC GIAO TIẾP

NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN