CHẨN ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN KHIẾM THÍNH
Quá trình chẩn đoán giúp bạn xác nhận hoặc xoá tan những nghi vấn liên quan đến việc nghe của trẻ. Sau những buổi hẹn tư vấn và tiến hành đo vài lần, các chuyên viên tư vấn thính học sẽ cho bạn biết kết quả chẩn đoán về khả năng nghe của trẻ.
Họ sẽ cho bạn biết loại nghe kém (dẫn truyền, tiếp nhận hoặc hỗn hợp), mức độ nghe kém (từ nhẹ đến sâu), bị một tai hay hai tai. Họ cũng đưa ra dự đoán hoặc mô tả sư thay đổi khả năng nghe theo thời gian.
Bạn nên hỏi chuyên viên tư vấn thính học bất cứ vấn đề nào mà bạn thắc mắc về giảm thính lực. Những thông tin bạn có được vào thời điểm này sẽ giúp bạn xác định những hành động tốt nhất nhằm nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống của trẻ.
Mặc dù bạn có nghi ngờ con mình bị giảm thính lực nhưng vẫn sẽ bị sốc khi sự thật được xác nhận. Một số phụ huynh có thể tự trách mình và cảm thấy thất vọng. Một số phụ huynh khác thì phủ nhận từ “khiếm thính” gán cho con mình. Những phản ứng này thật ra là bình thường.
Do đó, cần có thời gian để xoa dịu hoặc chấp nhận sự thật. Có nhiều cảm xúc có lẽ phát sinh từ những câu hỏi không được trả lời. Có lời giải đáp cũng như biết đang có giải pháp khả thi, sẽ là nguồn động viên rất lớn. Hãy chia sẻ với bất kỳ ai mà bạn nghĩ họ sẽ giúp bạn làm sáng tỏ sự việc hơn, hay đơn giản chỉ là sẵn sàng lắng nghe những điều làm bạn lo lắng. Chẵng hạn như là: “Cuộc sống con tôi sẽ gặp trở ngại vì nghe kém phải không?”, “Con tôi sẽ nói chuyện bình thường chứ ?”
Có lẽ bạn muốn nói chuyện với chuyên viên tư vấn thính học, nhà trị liệu, các phụ huynh, với giáo viên hoặc những trẻ khiếm thính khác, hay thậm chí những người được chẩn đoán bị giảm thính lực từ lúc nhỏ. Những người này không chỉ có thể trả lời những câu hỏi và giải quyết những mối quan tâm của bạn, mà những câu chuyện của họ cũng giúp cho bạn thấy một viễn cảnh tích cực về toàn bộ vấn đề.
Hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Vẫn còn rất nhiều nguồn động lực lớn luôn bên bạn và con bạn. Hãy nhờ chuyên viên tư vấn thính học hướng dẫn bạn đến với các tổ chức của người khiếm thính trong khu vực của bạn.
Các phần tiếp theo:
PHẦN 2: NUÔI DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH
CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN
VIỆC GIAO TIẾP
NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ
PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT
MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM
MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO
BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH
HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH
Các phần trước:
PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH
Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:
– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người
– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.