THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: VIỆC GIAO TIẾP CÙNG TRẺ KHIẾM THÍNH

Chính xác là con bạn nghe được gì và nghe rõ tới đâu, là tùy vào tình trạng nghe kém cụ thể của trẻ. Hãy trao đổi với chuyên viên tư vấn thính học để được mô tả rõ hơn, nhằm giúp bạn giao tiếp với con bạn trong cách thức hiệu quả nhất có thể.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, để nhấn mạnh những âm chính giúp trẻ tăng khả năng hiểu từ và câu. Điều này sẽ giảm thiểu nhu cầu lặp đi lặp lại, và như vậy, việc trò chuyện sẽ trở nên thuận tiện dễ dàng hơn.

Các khóa huấn luyện lời nói và ngôn ngữ có thể tăng cường sự phát triển cả về mặt tiếp nhận (nghe) và diễn đạt (nói) lời nói và ngôn ngữ. Chuyên gia ở lĩnh vực này sẽ tạo cho trẻ một môi trường học tập hào hứng, nơi mà họ sẽ dạy cho trẻ dễ dàng nhận biết và nói ra được các âm, từ và câu đó.

Nếu trẻ nghe kém ở mức độ nặng hoặc sâu ở cả hai tai (mất thính lực “hai tai”), cũng phải khởi đầu bước tiếp cận tương tự trong việc huấn luyện lời nói và ngôn ngữ. Cũng có thể cân nhắc để bổ sung hoặc thay thế việc huấn luyện này với một hoặc nhiều phương pháp hướng dẫn khác. Có thể là tín hiệu môi, diễn giải cử chỉ điệu bộ, ra dấu tay hoặc một số ngôn ngữ ký hiệu nào đó.

Các phần tiếp theo

NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN