NGHIÊN CỨU MỚI PHÁT HIỆN CHỨC NĂNG CỦA NÃO THAY ĐỔI THEO SAU VIỆC GIẢM THÍNH LỰC TỪ NHẸ ĐẾN TRUNG BÌNH Ở TRẺ CON
Theo Đại học Cambridge, Vương quốc Anh — Giảm thính lực ở trẻ em được biết là dẫn tới việc thay đổi lâu dài trong cách xử lý âm thanh trong não, nhưng nghiên cứu mới được công bố cho thấy, thậm chí mức độ giảm thính lực từ nhẹ đến trung bình ở trẻ em cũng có thể dẫn đến những thay đổi tương tự.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện này có thể có liên quan đến cách thức các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về nghe sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh và đo khám trẻ em bị giảm thính lực từ nhẹ đến trung bình.
Hệ thống Thính giác và Não bộ
Cấu trúc và chức năng của hệ thống thính giác đóng vai trò xử lý âm thanh trong não, được phát triển trong suốt thời thơ ấu để đáp ứng với việc tiếp xúc với âm thanh. Ví dụ: ở trẻ con bị giảm thính lực sâu, hệ thống thính giác trải qua việc tổ chức lại chức năng, tự tái sử dụng để đáp ứng nhiều hơn với các kích thích thị giác. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta biết rất ít về ảnh hưởng của giảm thính lực từ nhẹ đến trung bình trong thời thơ ấu.Một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Lorna Halliday chủ trì, hiện thuộc Bộ phận Khoa học Não và Nhận thức MRC, Đại học Cambridge, đã sử dụng kỹ thuật điện não đồ (EEG) để đo phản ứng não của 46 trẻ được chẩn đoán nghe kém mãn tính từ nhẹ đến trung bình khi chúng đang lắng nghe âm thanh.
Chia trẻ con thành hai nhóm: nhóm trẻ nhỏ (8 -12 tuổi) và nhóm trẻ lớn (12 – 16 tuổi); nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng nhóm trẻ nhỏ bị giảm thính lực cho thấy phản ứng não tương đối bình thường – nói cách khác, tương tự như ở trẻ con có thính giác bình thường. Tuy nhiên, phản ứng não của nhóm trẻ lớn hơn bị giảm thính lực thì kém so với những trẻ nghe bình thường.
Để xác nhận những phát hiện này, sáu năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm lại một tập hợp con của nghiên cứu ban đầu là thực hiện với nhóm trẻ nhỏ. Trong nghiên cứu tiếp theo này, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng khi trẻ khiếm thính lớn lên, phản ứng não bộ của chúng đã thay đổi. Những đáp ứng được nhìn thấy trước đó khi những đứa trẻ nhỏ còn bé, giờ đã biến mất hoặc kém dần theo thời gian chúng lớn lên.
Không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng giảm thính lực của trẻ con đã trở nên tồi tệ hơn trong thời gian này, điều này cho thấy thay vào đó là một sự tái tổ chức chức năng đã xảy ra.
Tiến sĩ Axelle Calcus, tác giả chính của công trình trên thuộc Đại học PSL ở Paris nói: “ Chúng ta biết rằng bộ não của trẻ con phát triển để đáp ứng với việc tiếp xúc với âm thanh, do đó, không quá ngạc nhiên khi mức độ khiếm thính từ nhẹ đến trung bình có thể dẫn đến những thay đổi trong não. Tuy nhiên, điều này không cho thấy rằng chúng ta cần nhận biết những vấn đề này ở giai đoạn sớm hơn là như ở các trường hợp hiện tại.”
Bác sĩ Lorna Halliday từ Đại học Cambridge nói: “Các chương trình sàng lọc hiện tại cho trẻ sơ sinh rất tốt trong việc kiểm tra mức độ khiếm thính từ trung bình đến sâu, nhưng không phát hiện giảm thính lực nhẹ. Điều này có nghĩa là nếu được sàng lọc, trẻ sơ sinh bị khiếm thính nhẹ có thể không được phát hiện cho đến thời thơ ấu sau này.”
“Trẻ con có vấn đề về thính giác có xu hướng thể hiện kém hơn so với các bạn nghe bình thường cùng trang lứa về phát triển ngôn ngữ và kết quả học tập. Việc phát hiện mức độ khiếm thính nhẹ thậm chí sớm hơn có thể dẫn đến can thiệp sớm hơn sẽ hạn chế những thay đổi não bộ này và cải thiện cơ hội cho trẻ khiếm thính phát triển ngôn ngữ bình thường.”
Nguồn: Axelle Calcus và đồng sự, tháng 10.2019, “Chức năng của não thay đổi theo sau việc mất thính lực từ nhẹ đến trung bình ở trẻ con”.
Tham khảo thêm:
- Ý NGHĨA CAN THIỆP SỚM LÀ GÌ?
- KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN
- GIÁO VIÊN VỚI TRẺ CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ
- DỊCH VỤ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ LỜI NÓI (AVT) KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE Ở TRẺ BẰNG 6 ÂM LING
- BÉ KHÔNG GIẬT MÌNH KHI NGỦ: CẨN THẬN VỚI CĂN BỆNH BẨM SINH KHIẾN TRẺ TRỞ THÀNH TÀN TẬT
- TRẺ KHIẾM THÍNH Ở TỈNH XA
- NHỮNG NGƯỜI BẠN KHIẾM THÍNH QUANH TÔI
- THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN RA SAO
- CON HAY BỨT THIẾT BỊ TRỢ THÍNH, PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ?
Video
Chúng ta nghe như thế nào?